Bánh tráng cù lao Mây đi Mỹ

HUỲNH XÂY Thứ ba, ngày 03/02/2015 06:34 AM (GMT+7)
Sở dĩ bánh tráng cù lao Mây nổi tiếng gần xa là do được làm thủ công, kết hợp với kỹ thuật truyền thống, đặc biệt gạo làm bánh phải là gạo lúa mùa nguyên chất, xay nhuyễn, tẻ nước kỹ, không sử dụng hóa chất. Sản phẩm làm ra luôn mịn màng, tròn, dày, không bị thủng lỗ...
Bình luận 0

Thời điểm nay, người dân ở làng nghề bánh tráng nổi tiếng ở xứ cù lao Mây (ấp Tân Thạnh, xã Lục Sỹ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đang tất bật làm bánh để cung cấp cho thị trường tết và phục vụ xuất khẩu. Ngoài bán cho các đại lý, khách du lịch ở các địa phương vùng ĐBSCL, làng nghề truyền thống độc đáo này còn chuẩn bị nguồn hàng đưa vào siêu thị và xuất... ngoại.

Bánh tráng xuất ngoại

“Chúng tôi liên tục nhận được những đơn đặt hàng từ các nơi gửi về nên ngày nào cũng vậy, từ 4 giờ sáng là chúng tôi phải thức, làm nước cốt dừa, chế biến mè (vừng), khuấy bột, đốt lửa, tráng bánh, đem ra vỉ phơi... Cứ như vậy đến 4 giờ chiều, trời hết nắng mới đem bánh vào nhà. Chưa hết, chúng tôi còn phải tiếp tục cho vào bọc, đóng thùng gửi đi rồi mới nghỉ” – bà Nguyễn Thị Lệ Hằng, người dân ấp Tân Thạnh cho biết.

img
Người dân làng nghề bánh tráng cù lao Mây tất bật phơi bánh chuẩn bị tết.     HUỲNH XÂY
Làng nghề bánh tráng cù lao Mây đã có gần 100 năm nay với 71 hộ dân làm bánh. Do nhiều người biết đến, sản phẩm có chất lượng cao nên được các cơ sở, tiệm tạp hóa ở hầu hết các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tìm đến thu mua, đem về bán lại. Những ngày bình thường, mỗi hộ làm khoảng 200-300 cái bánh nhưng những tháng cận tết như hiện nay phải làm từ 600-800 cái bánh/ngày.

 

Ông Lương Văn Thông - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Bánh tráng cù lao Mây, cho biết: “Những ngày này, chúng tôi rất mừng vì nhiều nơi, trong đó có ở Mỹ và nhiều nước gọi điện về đặt hàng mua bánh. Mới đây, chúng tôi còn bán cho Việt kiều ở Mỹ 4.000 cái. Sở dĩ bánh tráng cù lao Mây nổi tiếng gần xa là do chúng tôi làm thủ công, kết hợp với kỹ thuật truyền thống, đặc biệt gạo làm bánh phải là gạo lúa mùa nguyên chất, xay nhuyễn, tẻ nước kỹ, không sử dụng hóa chất. Sản phẩm làm ra luôn mịn màng, tròn, dày, không bị thủng lỗ…”.

Đưa bánh vào siêu thị

Quan điểm

Ông Lương Văn Thông
 Sở dĩ bánh tráng cù lao Mây nổi tiếng gần xa  do chúng tôi làm thủ công, kết hợp với kỹ thuật truyền thống, đặc biệt gạo làm bánh phải là gạo lúa mùa nguyên chất, xay nhuyễn, tẻ nước kỹ, không sử dụng hóa chất”. 
Để tạo điều kiện cho HTX Bánh tráng cù lao Mây tiếp tục phát triển, đưa sản phẩm ra thị trường ngày càng nhiều, năm 2011, các ngành chức năng tỉnh Vĩnh Long đã tặng HTX 1 máy cắt bánh (cắt cho các bánh có hình tròn bằng nhau về kích cỡ), 25 cối xay bột.

 

Đặc biệt, mới đây, cuối năm 2014, Viện Năng suất Việt Nam đã tặng cho HTX 7 máy ép chân không. “Nhờ các công cụ hỗ trợ mà bánh tráng của HTX được bảo quản lâu hơn, cụ thể là được 90 ngày thay vì 60 ngày khi chưa có máy ép chân không” – ông Thông nói.

Ông Thông thổ lộ với phóng viên NTNN: “Có máy ép chân không, sản phẩm của chúng tôi đã được hoàn thiện ở khâu đóng gói và có thể ký hợp đồng đưa vào một số siêu thị ở vùng ĐBSCL. Mới đây, phía siêu thị Co.opmart Vĩnh Long đã gợi ý đặt hàng bánh bánh của chúng tôi. Vì số lượng sản phẩm quá lớn, khả năng HTX không đáp ứng đủ nên tôi đang vận động những hộ dân bên ngoài cung cấp thêm và bàn lại với đại diện phía siêu thị. Nhờ nghề làm bánh mà đời sống người dân nơi đây đã đổi mới rất nhiều”.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem