Bảo tồn nghề tơ lụa xứ Quảng: Đã rõ "đầu vào" nhưng chưa có "đầu ra"

Đại Nghĩa - Hậu Trần Thứ bảy, ngày 03/02/2018 05:50 AM (GMT+7)
Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa là nghề truyền thống có từ lâu đời ở tỉnh Quảng Nam và phát triển mạnh mẽ sau ngày giải phóng đất nước. Trước đây, nghề này đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương  như Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc..., giải quyết công ăn việc làm và mang lại thu nhập đáng kể cho hàng nghìn hộ dân.
Bình luận 0

Tuy nhiên, hiện nay, toàn tỉnh Quảng Nam chỉ còn khoảng 11ha dâu, chủ yếu tập trung tại một số xã của huyện Duy Xuyên như: Duy Hòa, Duy Châu, thị trấn Nam Phước, Duy Trinh với khoảng 30 hộ trồng dâu hoạt động với quy mô nhỏ lẻ. Các hộ trồng dâu nuôi tằm chủ yếu là nuôi để bán thực phẩm.

Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết: Thời gian qua, do sự cạnh tranh của thị trường tơ thế giới, thu nhập từ nghề này thấp hơn so với mặt bằng chung của các ngành nghề khác. Mặt khác, năng suất, chất lượng trồng dâu nuôi tằm còn thấp. Ngành dâu tằm chủ yếu nhập giống dâu, giống tằm, khâu chuyển giao công nghệ - kỹ thuật chưa được chú trọng nên năng suất dâu, kén, tơ thấp, giá thành không ổn định.

“Công tác quản lý nhà nước về sản xuất, cung ứng giống tằm không chặt chẽ, thiếu những mô hình thâm canh dâu tằm hiệu quả. Phát triển dâu tằm còn mang tính quảng canh, theo phong trào, vì thế chất lượng tơ kén thấp, giá thành không ổn định, sức cạnh tranh kém, các đơn vị chế biến tơ có thời kỳ lâm vào cảnh khó khăn, thua lỗ kéo dài. Thực trạng này làm cho ngành dâu tằm phát triển không ổn định, kém hiệu quả và thiếu bền vững. Các sản phẩm của tơ tằm được tiêu dùng trong nội địa và xuất khẩu ra thế giới, tuy nhiên, hiệu quả của việc xuất khẩu sản phẩm này còn chưa cao...” - ông Muộn chia sẻ.

img

Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa là nghề truyền thống có từ lâu đời ở tỉnh Quảng Nam, vì vậy cần phải bảo tồn nghề tơ lụa xứ Quảng.  ảnh: Đại Nghĩa

Ông Muộn cho hay, để khôi phục và phát triển nghề dâu tằm, tơ lụa thì yếu tố quyết định là phải tạo sự ổn định về đầu ra của sản phẩm; nghề trồng dâu, nuôi tằm phải có lãi hơn so với các cây trồng khác. Đồng thời đẩy mạnh kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư, kết nối với hộ nông dân để phát triển vùng nguyên liệu dâu, kết hợp với phục vụ du lịch. Quảng Nam với tiềm năng, lợi thế sẵn có, nếu được quan tâm đầu tư và có giải pháp khả thi thì nghề trồng dâu, nuôi tằm sẽ được khôi phục.../.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem