Cà Mau tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư

Chúc Ly Thứ tư, ngày 01/01/2020 12:10 PM (GMT+7)
Một trong những kết quả nổi bật sau 10 năm tỉnh Cà Mau thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư là ở nội dung xây dựng, phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân. Theo đó, đến nay, quy mô Quỹ Hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau đạt hơn 33,9 tỷ đồng; thực hiện được 195 dự án, cho 2.360 hộ hội viên, nông dân vay đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, liên kết sản xuất kinh doanh...
Bình luận 0

Nông dân làm giàu vốn Hội

Ngày 31/12, tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 61- KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X (Kết luận số 61) về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp Nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”.

Tại hội nghị, ông Thân Đức Hưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Vận động Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Cà Mau cho biết: Qua 10 năm thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư và Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã đạt nhiều kết quả đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những kết quả đạt được đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn và nông dân.

img

Ông Phạm Bạch Đằng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: CL.

Trình bày báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 61, ông Trần Hoàng Nhỏ - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận số 61 tỉnh Cà Mau cho biết: Qua 10 năm thực hiện Kết luận số 61 đã góp phần cải thiện đời sống người dân, thu nhập bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng; 90% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 75% hộ có nhà ở kiên cố, bán kiên cố; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân được quan tâm; nông dân được tiếp cận kịp thời những chính sách an sinh xã hội.

Đến nay toàn tỉnh có 30/82 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới, 3/19 phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm qua từng năm.

img

Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa là mô hình chuyển đổi mang lại hiệu quả bền vững cho ND Cà Mau. Ảnh: CL.

Thực hiện đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2011 - 2020”, đến nay Quỹ H ỗ trợ nông dân cấp tỉnh và huyện đều được thành lập, kiện toàn Ban Điều hành và Ban Kiểm soát Quỹ Hỗ trợ Nông dân. Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tăng hằng năm. Hàng năm, UBND tỉnh và UBND  cấp huyện đề u cấp ngân sách bổ sung tăng trưởng nguồn vốn cho Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Kết quả, giai đoạn 2010 - 2014, Quỹ Hỗ   trợ nông dân do Hội quản lý là 5 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương Hội NDVN ủy thác; giai đoạn 2015 - 2019, nguồn Quỹ Hỗ trợ tăng thêm hơn 28,9 tỷ đồng so với giai đoạn năm 2010 -2014. Tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân trên  địa bàn toàn tỉnh Cà Mau là hơn 33,9 tỷ đồng;  thực hiện được 195 dự án phát triển sản xuất, liên kết hợp tác, cho 2.360 hộ hội viên, nông dân vay. 

Hiệu quả công tác dạy nghề  

Tại hội nghị, nhiều đại biểu nhận định, từ khi Hội tổ chức xây dựng mô hình dự án, hội viên, nông dân được tiếp cận nguồn vốn, được tập huấn khoa học kỹ thuật, cán bộ Hội thường xuyên kiểm tra mô hình, tận tình hướng dẫn, giúp hội viên trong sản xuất. Thêm vào đó, dự án sử dụng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp sự chia sẻ giữa các thành viên tham gia dự án đoàn kết hơn, được trao đổi về kinh nghiệm trong sản xuất nên hiệu quả kinh tế  từ mô hình đạt kết quả cao, đời số ng hội viên có nhiều khởi sắc, thu nhập tăng lên. 

Qua các mô hình, dự án, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã nỗ lực tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa trong hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân. Qua 195 dự án sử dụng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội đã giải quyết việc làm cho 2.360 lao động nhàn rỗi trong hội viên, nông dân, góp phần giảm tỷ lệ hội viên bỏ đi làm ăn xa vì cuộc sống khó khăn.

img

Nhờ tham gia vào lớp dạy kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm theo hướng cải tiến, nhiều ND tại ấp Bàu Vũng (xã Tân Hưng, huyện cái Nước, Cà Mau) đã thay đổi thói quen canh tác cũ, mang lại hiệu quả cao. Ảnh: CL.

Nhờ những hoạt động thiết thực, qua 10 năm, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh kết nạp mới hơn 60.000 hội viên, nâng tổng số toàn tỉnh có hơn 114.400 hội viên; nội dung sinh hoạt trong chi, tổ hội ngày càng thiết thực hơn, hội viên, nông dân tin tưởng vào tổ chức Hội.

Theo Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện tốt.

Từ năm 2010 đến nay, Hội Nông dân tỉnh phối hợp các huyện, thành hội tổ chức hơn 1.300 lớp dạy nghề, cho hơn 43.400 lượt lao động ở nông thôn. Riêng Trung tâm Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh trực tiếp mở 87 lớp dạy nghề dưới 3 tháng, có hơn 3.000 lượt học viên tham dự, tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại 17 cơ sở của các huyện, thành phố như các nghề: Nuôi tôm, nuôi cua, nuôi cá, trồng rau màu, sơ chế nông sản, tỷ lệ nông dân sau khi học nghề có việc làm và thu nhập ổn định đạt trên 90%.

Ở nhiều địa phương, nông dân sản xuất giỏi đã tham gia công tác dạy nghề, truyền nghề cho hội viên, nông dân theo phương pháp “nông dân dạy nông dân”, “cầm tay chỉ việc”, kết quả có 31.000 hội viên, nông dân đến làm, học, tạo được việc làm, thu nhập ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phục vụ cho phát triển kinh tế tại địa phương.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh Cà Mau phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, các nhiệm vụ có liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nhất là các chương trình, đề án pháttriển nông nghiệp, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp đỡ hộ nông dân thoát nghèo, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường…

img

10 tập thể có thành tích xuất sắc qua 10 năm thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư nhận Bằng khen của UBND tỉnh. Ảnh: CL.

Theo Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận số 61 tỉnh Cà Mau, thời gian tới, các cấp Hội sẽ tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, thực hiện có hiệu quả Kết luận số 61 của Ban Bí thư và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ trong cán bộ, hội viên, nông dân. Hội xây dựng tổ chức, bộ máy, biên chế Hội Nông dân các cấp đáp ứng yêu cầu trong tình mới; quy hoạch, đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định…

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Bạch Đằng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau, nhận định: Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Đề nghị Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận số 61, nhất là các cấp Hội Nông dân trong tỉnh có những chương trình, giải pháp cụ thể để khắc phục.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 61 của Ban Bí thư và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ, ông Phạm Bạch Đằng đề nghị: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp Hội, các ngành, cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp Nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020".

Bên cạnh đó, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Phạm Bạch Đằng cũng đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo việc cấp ngân sách bổ sung Quỹ Hỗ trợ nông dân để các cấp Hội xây dựng dự án hỗ trợ nông dân, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, liên kết sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuât, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời, UBND tỉnh, UBND các huyện cần chỉ đạo việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Nhân dịp này, UBND tỉnh Cà Mau đã biểu dương, tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 50 cá nhân; Hội Nông dân tỉnh tặng giấy khen cho 11 tập thể và 55 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư.

"Các cấp Hội cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, tạo nguồn lực hỗ trợ cho hội viên, nông dân phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả, tích cực tham gia tái cơ cấu nông nghiệp. Bên cạnh đó, Hội hướng dẫn ND tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, chủ động tham gia việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, cải thiện đời sống nông dân" - ông Phạm Bạch Đằng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau, nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem