Chăm sóc cam bằng phân Văn Điển

Chu Công Tiện - Nguyên Phó giám Đốc Trung Tâm Khuyến Nông Hà Nội Thứ bảy, ngày 07/11/2015 07:30 AM (GMT+7)
Phân Văn Điển giúp cây cam sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh nên đạt năng suất cao. Ngoài ra, bón phân Văn Điển còn giúp cải tạo đất, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, giúp nông dân làm ra sản phẩm sạch.
Bình luận 0

Một năm bón 4 lần

Về hiệu quả của phân bón Văn Điển đối với cây cam trên địa bàn, ông Nguyễn Quý Linh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Nghệ An cho biết: “Lân Văn Điển có tỷ lệ canxi (vôi) tương đối cao, có tác dụng khử chua, phù hợp với cây cam ưa đất có tính kiềm. Ngoài ra lân Văn Điển còn có các chất trung và vi lượng, trong thâm canh cam cao sản và nâng cao chất lượng, các chất này rất cần thiết nhưng thường thì các vùng trồng cam lâu năm sẽ làm đất nghèo các chất trên.

Từ ưa chuộng lân Văn Điển những năm trước, đến nay nông dân tại các địa phương đã chuyển dần sang sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển, nhằm giúp cây cam sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh, từ đó đạt năng suất và nâng cao giá trị. Ngoài ra, việc bón phân Văn Điểm còn giúp cải tạo đất, hạn chế dùng thuốc BVTV để làm ra sản phẩm sạch”.

img

Người dân xã Minh Hợp, huyện Kỳ Hợp (Nghệ An) dùng phân Văn Điển bón cho cây cam.  Ảnh: T/L

Điển hình sản xuất cam của Nghệ An là Nông trường Xuân Thành - nơi có thương hiệu cam Vinh nổi tiếng. Hiện, toàn nông trường có 750ha cam, trong đó có 331ha cam kinh doanh. Nói về hiệu quả của phân Văn Điển đối với cây cam tại đây, ông Lê Minh – Phó Giám đốc nông trường cho biết: “Một năm có 4 lần bón phân cho cam: Lần 1, sau thu hoạch (thời điểm bón tùy theo thời gian thu hoạch của từng giống).

Liều lượng bón lót cho 1 gốc gồm phân lân Văn Điển: 3 – 7kg, phân chuồng ủ mục 30 – 50kg. Phân giúp cho cam hồi sức sau thời gian nuôi quả mất nhiều dinh dưỡng và chuẩn bị ra cành lộc xuân. Lần 2 bón vào tháng 2 (xung quanh tiết lập xuân) nhằm kích thích ra hoa, kéo dài lộc xuân. Số lượng bón gốc 2 – 3kg NPK Văn Điển. Lần 3, bón vào tháng 5 sau khi rụng quả sinh lý nhằm nuôi quả. Bón 1 gốc 2 – 3kg phân NPK Văn Điển. Lần 4 bón vào tháng 7, 8; bón 1 gốc 2 – 3kg NPK Văn Điển giúp cam tăng trọng lượng quả, tăng độ nước và vị ngọt”.

Góp phần làm nên thương hiệu cho cây cam

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cam có 2 loại: NPK 5.10.3 và NPK 16.6.16. Số phân cần bón: cam từ 1 - 4 tuổi: bón 1 cây 1,5 – 2kg phân NPK 5.10.3, 1,5 – 2kg NPK 16.6.16. Cam từ 5 – 10 tuổi, bón 1 cây: 2 – 3kg phân NPK 5.10.3; 2,5 – 3kg phân NPK 16.6.16. Cây trên 10 tuổi bón 1 cây 4 – 4,5kg phân NPK 5.10.3; 3,5 – 4kg phân NPK 16.6.16. Phương pháp bón: lần 1 sau khi thu hoạch quả, bón toàn bộ phân NPK 5.10.3, lần 2: tháng 1, 2 (đón hoa) bón 60% lượng phân NPK 16.6.16. Lần 3: thúc quả khi quả bằng ngón tay: bón 40% lượng NPK 16.6.16 còn lại.

Nhiều năm nay, tỉnh Hòa Bình nổi tiếng với vùng cam Cao Phong. Cây cam đã giúp cho người dân thị trấn Cao Phong trở thành những người giàu có, với thu nhập bình quân lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đất trồng cam ở đây chủ yếu là đất đồi màu vàng tạo ra do quá trình phong hóa đá feranit, có tầng canh tác dày, độ pH từ 5 – 5.5.

Từ vài chục năm nay, đa số diện tích cam đều được bà con bón lân Văn Điển. Về điều này, ông Nguyễn Văn Ánh – Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao Phong cho hay: “Bón phân Văn Điển giúp cây cam có bộ rễ tốt, lá xanh, dầy lá, nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao, quả tròn đều, lúc non xanh theo màu lá, lúc chín quả vàng đều mọng nước vị ngọt thơm. Những năm trước khi chưa bón phân Văn Điển cả vườn cam cằn cỗi, cây thấp, lá nhỏ, độ bền cây kém, lá hay bị vân xanh vân vàng, quả ít, quả beo, tép không giòn, ăn nhạt. Phân Văn Điển giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng và hiệu quả góp phần làm nên thương hiệu cam Cao Phong”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem