Chăm sóc mía bằng phân bón Văn Điển

KS. Nguyễn Xuân Thự Thứ hai, ngày 18/01/2016 07:01 AM (GMT+7)
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cân đối đạm, lân, kali, đầy đủ silic, canxi, magie, lưu huỳnh, vi lượng giúp cho cây mía trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sinh trưởng khỏe, vươn lóng nhanh, cây thẳng đứng, màu lá xanh sáng bóng, độ đồng đều cao, ít sâu bệnh, năng suất chữ đường cao vượt trội.
Bình luận 0

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết

Cây mía thích hợp với nhiều loại đất từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, thịt nặng có tầng canh tác dày trên 40cm trở lên, thoát nước tốt, độ pH gần trung tính (6-7), hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình trở lên, đặc biệt không thể thiếu silic, canxi, magie, lưu huỳnh, kẽm, bo...

Trong khi đó, đất trồng mía ở tỉnh Thanh Hóa như Thọ Xuân, Nông Cống, Thạch Thành, Ngọc Lạc, Yên Định, Hà Trung... hầu hết là đất đồi, bị rửa trôi mạnh, đất chua, pH thấp (<4,5), rất nghèo lân, canxi, magie, silic cùng các chất vi lượng như kẽm, bo, mangan.

Thực tế canh tác mía ở những địa phương này bà con nông dân thường sử dụng phân đơn, phân NPK thông thường không đầy đủ, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất chất lượng của mía.

Tuy nhiên, ở một số địa phương bà con đã tiếp cận phân bón Văn Điển để bón cho cây mía, giúp mía đạt năng suất cao và chất lượng tốt, giảm chi phí đầu tư. Xin giới thiệu với bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía bằng phân bón Văn Điển:

img

Người dân huyện Nông Cống (Thanh Hóa) ưa dùng phân bón Văn Điển cho cây mía. Ảnh: tư liệu

Thời vụ trồng: Vụ đông xuân từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, vụ hè thu từ tháng 6 đến tháng 8.

Kỹ thuật trồng: Chọn giống đất ruộng, đất bãi, đất đồi thấp có độ phì khá, có điều kiện tưới nước nên trồng các giống VĐ00236, VĐ60, ROC28... Trên đất đồi thấp, thiếu ẩm, độ phì kém nên trồng các giống YT006, ROC16, VĐ55, ROC24...

Kỹ thuật bón phân: Cây mía “phàm ăn” cho sinh khối lớn, thâm canh cao có thể đạt trên 100 mía cây/ha. Vì vậy mía cần nhu cầu dinh dưỡng lớn để có 100 tấn mía nguyên liệu (không kể đọt lá), cây lấy đi từ đất 122kg N, 46kg P2O5, 144kg K2O, 672kg SiO2, 55kg MgO, 600kg CaO, 25kg S, 0,2kg Zn, 0,4kg B...

Như vậy, mía không những cần đạm, lân, kali mà còn cần đầy đủ các chất dinh dưỡng như silic, magie, vôi và các chất vi lượng. Sử dụng phân bón Văn Điển sẽ cung cấp đầy đủ những yếu tố dinh dưỡng cần cho cây mía để đạt năng suất chất lượng cao.

Cách bón phân Văn Điển cho mía

Bón lót trước khi trồng hoặc sau khi đốn: 15 tấn phân hữu cơ + 600kg lân nung chảy Văn Điển + 1.500kg NPK 6.12.5 Văn Điển, rải đều xuống rãnh lấp đất dày 3cm rồi đặt hom theo hàng đơn, không đặt ngang luống, rải phân, đặt hom và tưới nước đẫm trước khi lấp đất.

Bón thúc: Sau trồng 4-6 tuần mía có 5-7 lá, chuẩn bị bước vào thời kỳ đẻ nhánh tiến hành bón thúc đợt 1: 300-400kg/ha NPK 15.5.20 Văn Điển kết hợp làm cỏ, xới xáo, phá váng, trồng dặm. Khoảng 8-9 tuần sau trồng khi mía kết thúc giai đoạn đẻ nhánh tiến hành bón thúc đợt 2: 450-500kg/ha NPK 15.5.20 Văn Điển kết hợp vun cao. Khi mía có từ 3-5 lóng tiến hành bón thúc đợt 3 từ 400 - 500kg/ha NPK 15.5.20 Văn Điển kết hợp vun gốc cao 20-25cm.

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật địa phương.

- Phân lân nung chảy Văn Điển: Có hàm lượng lân dễ tiêu 16% cung cấp lân suốt vụ cho cây mía sinh trưởng phát triển, tạo thuận lợi cho bộ rễ khỏe, ăn sâu, lấy được nhiều chất dinh dưỡng. Trong lân Văn Điển còn có 30% vôi, giúp khử chua đất, nâng cao độ pH, thích hợp cho cây mía. Bên cạnh đó trong lân Văn Điển còn có 24% silic giúp cây mía chống sâu bệnh, chịu hạn, không đổ ngã, ngoài ra còn có 15% magie giúp mía tăng hiệu suất quang hợp để tạo năng suất cao, đồng thời chứa 6 chất vi lượng giúp cây mía đạt chữ đường cao. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem