Để dưa leo không bị đắng

Thứ sáu, ngày 18/10/2013 18:16 PM (GMT+7)
Dưa leo thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm. Ánh sáng nhiều làm trái lớn nhanh, mập, chất lượng tốt. Nhu cầu về nước của cây dưa leo cao nhưng lại không chịu được úng.
Bình luận 0
Dưa leo có thể trồng 2 vụ/năm. Vụ đầu nên gieo hạt cuối tháng Giêng đến cuối tháng 2. Vụ sau gieo hạt từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10.

Dưa leo phát triển tốt ở đất pha cát, đất thịt nhẹ thoát nước tốt, có nhiều chất hữu cơ, độ pH từ 6 - 6,5. Đất 3 năm trước đó không trồng họ bầu bí như dưa hấu, khổ qua, bí đỏ,… là tốt nhất, không trồng gần những ruộng dưa gần tàn vì nếu không sẽ bị nhiễm sâu bệnh làm thất thu năng suất.Vì rễ dưa leo yếu có thể được phủ plastic hay rơm rạ để giữ ẩm cho đất.

Không nên bón quá nhiều phân đạm để tránh dưa leo bị đắng.
Không nên bón quá nhiều phân đạm để tránh dưa leo bị đắng.

Lên luống rộng 1,2m, cao 0,3m, rãnh rộng 0,3m. Sau khi lên luống, rạch hàng chia luống với khoảng cách 60 - 70cm, cách mép luống 20 - 30cm.

Lượng phân bón tính trên diện tích 1.000m2:

Vôi nông nghiệp: Lượng bón từ 30 – 50kg tùy theo độ pH, rải vôi đều trên mặt ruộng, kết hợp cày bừa đất tơi xốp. Bón vôi nên trước bón lót ít nhất 10 ngày.

Bón lót lúc làm đất với khoảng 2 – 3 tấn phân chuồng ủ hoai mục + 0,5kg phân lân + 4kg phân kali.

Bón thúc: Đợt 1 khoảng 10 ngày sau gieo (NSG): 3kg DAP + 2kg urê + 1kg KCl. Đợt 2 (15 – 20 NSG): 19kg DAP + 12kg urê + 7kg KCl. Đợt 3 (30 NSG): 20kg DAP + 12kg urê + 8kg KCl. Đợt 4 ( 40 NSG): 10kg DAP + 6kg urê + 4kg KCl. Đợt 5 (50 NSG): 10kg DAP + 6kg urê + 4kg KCl.

Nếu trồng vào mùa khô, thời gian giữa 2 lần bón dài hơn và số lần bón ít hơn, tuy nhiên lượng phân bón không thay đổi.

Lưu ý không bón quá nhiều phân đạm sẽ khiến dưa leo bị đắng. Do thân cây mọc dài quá, vị trí quả mọc không được gọn gàng, các quả ra ở phần nhánh cây hoặc phần thân cây yếu thì dễ bị đắng. Dưa leo đắng còn do thời tiết không thích hợp và do bị thiếu nước và khô hạn trong một thời gian dài.

Để dưa leo không bị đắng trước tiên nên lựa chọn các giống dưa ít bị đắng. Khi trồng cần gia tăng quản lý nhiệt độ cho dưa, thời kỳ hạt nảy mầm và thời kỳ đầu kết quả cần duy trì nhiệt độ trên 13 độ C. Sau thời kỳ dưa kết quả cần khống chế nhiệt độ ở mức dưới 32 độ C. Thường xuyên tưới nước, khống chế nước thời kỳ thu hoạch cũng cần hợp lý; cung cấp nguyên tố khoáng chất và bón phân hợp lý cho cây. Sau thời kỳ cây sinh trưởng cần tưới phân vào lá cây để bảo đảm sự phát triển khỏe mạnh cho cây.
ThS Nguyễn Thị Hằng (ThS Nguyễn Thị Hằng)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem