Đổi thay ở xã Anh hùng Vị Thủy

Chúc Ly Thứ bảy, ngày 12/12/2015 06:00 AM (GMT+7)
Dự kiến, ngày 22.12 tới đây, xã Anh hùng Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang sẽ chính thức được công nhận là xã đạt chuẩn NTM. Có được kết quả như ngày hôm nay, nhờ vào sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền trong tỉnh.
Bình luận 0

Đi lên từ gian khó

Xã Vị Thủy tuy được chọn là 1 trong 11 xã điểm xây dựng NTM của tỉnh nhưng trên thực tế, xã còn khá nhiều khó khăn, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (khoảng 12%).

img

Gia đình bà Hồng The có thu nhập ổn định nhờ mô hình trồng trầu. Ảnh: Chúc Ly

Theo UBND xã Vị Thủy, năm 2011, xã có hơn 500 hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 chỉ đạt trên 15 triệu đồng. Tuy gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu xây dựng NTM, nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các cấp cũng như sự tham gia nhiệt tình của người dân, phong trào xây dựng NTM ở xã Vị Thủy đã đạt được nhiều kết quả và cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí.

Điểm nổi bật nhất trong xây dựng NTM ở xã Vị Thủy là bộ mặt nông thôn của xã thay đổi rõ rệt. Các tuyến đường giao thông nông thôn được nâng cấp, mở rộng, trong đó có 2,5km đường trục xã, liên xã được xây dựng đạt chuẩn…Ngoài ra, nhiều cây cầu được xây mới, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi; nhiều tuyến đường vào xóm, ấp  cũng được bà con làm hàng rào, cây xanh tạo nên cảnh quan đẹp; 3/4 ngôi trường trên địa bàn xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia…

Nâng cao đời sống

“Nhờ triển khai xây dựng NTM, đời sống người dân Vị Thủy đã được nâng cao hơn trước, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 6%; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt trên 29 triệu đồng. Xã đang thực hiện cánh đồng lớn 100ha nhằm đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng lúa; các vườn tạp được hỗ trợ để chuyển đổi sang các loại cây có giá trị như trồng rau màu, ổi, quýt đường” – ông Mai Văn Vui – Bí thư Đảng ủy xã Vị Thủy cho biết.

Nhằm giúp những hộ nghèo tăng thu nhập, xã Vị Thủy đã triển khai một số mô hình sản xuất có hiệu quả, trong đó nổi bật là mô hình trồng trầu. Hiện toàn xã có khoảng 40ha cây trầu. Bà Nguyễn Thị Hồng The ngụ ấp 4 chia sẻ: “Gia đình tôi có 2.000m2 trầu, mỗi tháng thu hoạch lá 2 lần bán cho các mối quen để làm mâm cưới, hỏi hoặc thương lái đến mua, thu nhập hơn 3 triệu đồng. Đây là mô hình hiệu quả vì phù hợp với những hộ ít đất sản xuất và thiếu vốn”.

Đề ra nhiệm vụ xây dựng NTM của tỉnh trong thời gian tới, ông Trần Công Chánh – Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang đề nghị Ban chỉ đạo xây dựng NTM từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục phát huy những mặt đã làm được, nhất là cần xây dựng quyết tâm chính trị trong việc thực hiện các nghị quyết, chương trình, hành động để giữ vững thành tích.

“Phấn đấu đến năm 2020 Hậu Giang có thêm 1 đơn vị cấp huyện và 16 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 28/54 xã, các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Bên cạnh đó, xác định nhiệm vụ xây dựng NTM nhằm nâng cao đời sống cho dân, không ngừng nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo, mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả…” - ông Trần Công Chánh nhấn mạnh.

   Đến nay, Hậu Giang đã có 1 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2015 (thị xã Ngã Bảy). Toàn tỉnh có 12/54 xã (chiếm 22,22%) được công nhận đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,17 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2 - 3%/năm, từ 22,8% (năm 2010) xuống còn 6,23% (năm 2015).   

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem