Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm: Phát triển các chợ phiên

Hữu Ký Thứ ba, ngày 05/08/2014 07:02 AM (GMT+7)
Tại Hội nghị giao ban công tác hội và phong trào ND 6 tháng đầu năm 2014 của các tỉnh khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam vừa diễn ra tại Bình Thuận, các đại biểu tập trung thảo luận vấn đề giúp ND sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 
Bình luận 0

Nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước, tổ chức các chợ phiên nông sản, phát triển hệ thống thương lái… được cho là giải pháp hiệu quả trong việc tìm đầu ra cho nông sản.

img

 

Quản lý chặt hệ thống thương lái

Ông Phạm Minh Hùng-Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An cho biết, hiện nay ND sản xuất được nhiều sản phẩm nhưng lại không chủ động được đầu ra. Ông đơn cử, tại Long An, ND chủ yếu sản xuất lúa với diện tích 240.000ha, mỗi năm cho sản lượng gần 2,5 triệu tấn lúa hàng hóa, nhưng ND không chủ động được đầu ra, nên đời sống người trồng lúa gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Hùng, trong tiêu thụ sản phẩm cần đề cao vai trò của thương lái vì hệ thống thương lái có vai trò quan trọng, được xem là cánh tay nối dài của ND. Vấn đề cần làm là quản lý chặt hệ thống thương lái ở cả lĩnh vực cây, con để không xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng xấu đến ND. Ông Hùng cho rằng, cần phải phát triển các chợ phiên nông sản để sản phẩm địa phương làm ra có chỗ đứng trên thị trường và có chỗ đứng ngay tại nơi sản xuất ra sản phẩm đó.

Đồng tình với ông Hùng, ông Nguyễn Văn Phụng-Chủ tịch Hội ND TP.HCM cho rằng, việc phát triển các chợ phiên nông sản là rất hợp lý bởi đây là điều kiện để các ND gặp gỡ, ký kết tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các chợ phiên này nông dân có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời có điều kiện để tiếp xúc, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ông dẫn chứng vào tháng 11.2013 tại thành phố cũng có hội chợ về tiêu thụ nông sản, có sự tham gia của đông đảo nông dân và các doanh nghiệp. Thông qua hội chợ này có đến 48 giao kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được ký với 11 loại nông sản. Sau phiên chợ có 21 hợp đồng tiêu thụ nông sản được ký kết; tiếp đó có 23 hợp đồng được các đơn vị ký kết với người sản xuất. “Việc tổ chức các chợ phiên nông sản để ND và doanh nghiệp gặp gỡ nhau trong tiêu thụ sản phẩm. Hiệu quả chợ phiên mang lại rất khả quan” - ông Phụng nói.

Phát triển thị trường trong nước



Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Thị Hồng Lý
 
 
Hội ND sẽ tiếp tục phối hợp các địa phương đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam; vận động, khuyến khích ND thực hiện sản xuất hợp lý; khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao…”.

 
Nhiều ý kiến cho rằng, những năm qua, nông sản Việt Nam hướng ngoại nhiều mà chưa chú trọng thị trường nội địa, trong khi thị trường này có sức mua rất lớn. Việc cần làm hiện nay là các cơ quan chức năng địa phương cùng các cấp Hội cần có những giải pháp ưu tiên phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trong nước, nhất là đối với các sản phẩm trái cây.

 

Ông Ngô Minh Hùng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cho rằng: “Đối với đất nước có 90 triệu dân, việc mở rộng thị trường nội địa là điều cần thiết. Để làm được điều này phải làm tốt các khâu từ sản xuất sạch, chất lượng đến các hình thức tiếp thị, xúc tiến thương mại cho người dân hiểu và tin dùng sản phẩm trong nước”.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hồng Lý - Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN lưu ý, các địa phương cần hạn chế nhập các mặt hàng mà trong nước có thể sản xuất được để giải quyết đầu ra cho sản phẩm trong nước; đồng thời thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, loại bỏ các đại lý ép giá nông sản để đảm bảo quyền lợi của ND.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem