Hình ảnh hiếm có nông thôn TP.HCM trong cuốn sách xuất bản năm 1925

Nguyên Vỹ Thứ sáu, ngày 08/02/2019 09:00 AM (GMT+7)
Trong cuốn sách La Cochinchine (Xứ Nam Kỳ) của tác giả Marcel Bernanose, những hình ảnh hiếm có của nông thôn TP.HCM một thời hiện lên thật đẹp và thanh vắng, trong lành.
Bình luận 0

Marcel Bernanose (1884 - 1952) - tác giả cuốn sách - từng làm cố vấn văn hóa cho một số viên thống đốc và nhiều viên toàn quyền Đông Dương.

img

Bìa cuốn sách. Ảnh Nguyên Vỹ

Cuốn sách ảnh La Cochinchine được biết đến như 1 ấn bản có số lượng rất giới hạn, chừng 400 bản được phát hành lần đầu tiên năm 1925. Nội dung phản ánh khái quát đầy đủ các lĩnh vực: lịch sử, kinh tế, văn hóa, du lịch, giao thông... của Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh khác thuộc xứ Nam Kỳ.

img

Một trang sách ghi nhận khung cảnh và sinh hoạt ở Sài Gòn. Ảnh Nguyên Vỹ

Sáng 7.2 (mồng 3 Tết) tại đường sách TP.HCM, người viết may mắn gặp anh La Vĩ Cường (ngụ quận Tân Bình) cũng đang tham quan gian sách cũ. Anh Cường cho biết hiện gia đình vẫn đang lưu giữ một ấn bản cuốn La Cochinchine.

Được biết, năm 2018, cuốn sách này đã được 1 nhà xuất bản tái bản lại, nhưng số lượng không nhiều. Anh Cường kể, ẩn bản anh đang giữ đã có từ rất lâu trong nhà.

img

Xung quanh người bán trà. Ảnh Nguyên Vỹ

“Lúc sinh thời, cha tôi rất quý trọng cuốn sách này. Giờ tôi vẫn lưu giữ như vật quý trong nhà. Vài năm trước, có người tìm đến trả giá hơn 10 triệu đồng nhưng tôi không bán”, anh Cường kể.

Trong cuốn sách, người xem có thểm bắt gặp nhiều hình ảnh phong phú, tuyệt đẹp về cảnh quang, phong tục, đời sống sinh hoạt... các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Bà Rịa, Mỹ Tho, Bến Tre, Tây Ninh, Trà Vinh, Cần Thơ, Sa Đéc, Sóc Trăng, Long Xuyên, Bạc Liêu, Rạch Giá, Châu Đốc và đất Hà Tiên xưa…

img

Toàn cảnh khu vực cảng thủy ở Sài Gòn. Ảnh Nguyên Vỹ

Cuốn sách có nhiều trang viết lý thú về những năm tháng xa xưa của TP.HCM ngày nay. Theo nội dung cuốn sách thì Sài Gòn có nguồn gốc lịch sử rất lâu đời. Thành phố được xây dựng trên một gò đất mà từ địa phương gọi là “giồng” do nhô phía trên đất phù sa của đồng bằng châu thổ.

Không chỉ các công trình kiến trúc cổ, rất nhiều hình ảnh khu vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp cũng được cuốn sách ghi lại.

img

Cảnh thương nhân mua bán trái cây. Ảnh Nguyên Vỹ

Còn tỉnh Chợ Lớn thì trải rộng hơn 121.000 ha, do được bồi đắp nên lãnh thổ chỉ là vùng đất rộng lớn không rừng, không núi.

img

Khung cảnh chợ thuộc tỉnh Chợ Lớn. Ảnh Nguyên Vỹ

img

Những hình ảnh nông thôn Cần Giuộc thuộc tỉnh Chợ Lớn ngày đó. Ảnh Nguyên Vỹ

img

Vùng nông nghiệp ở cầu An Hạ. Ảnh Nguyên Vỹ

Do sự hình thành của phù sa, ở Chợ Lớn việc trồng lúa chiếm ưu thế. So tổng diện tích, đất trồng lúa chiếm hơn 100.000 ha, cho sản lượng hàng năm 100.000 tấn. Tuy nhiên, việc trồng lúa phụ thuộc vào mùa mưa.

img

Xay gạo ở Phú Lâm. Ảnh Nguyên Vỹ

img

Cảnh mua bán hàng rong ở Phú Lâm. Ảnh Nguyên Vỹ

img

Cảnh làm lúa và thu hoạch ở Cần Đước thuộc tỉnh Chợ Lớn ngày đó. Ảnh Nguyên Vỹ

Từ những năm đầu thế kỷ 20, các nhà máy công nghiệp đã được thử nghiệm trên quy mô lớn ở khu vực phía bắc của tỉnh Chợ Lớn. Trong đó có 1 nhà máy đường được thành lập tại làng Hiệp Hòa (nay thuộc tỉnh Long An) để xử lý cây mía được thu hoạch ở vùng này.

Còn tỉnh Gia Định được chú thích nằm dọc theo sông Sài Gòn, chia thành 4 khu vực lớn (Gò Vấp, Thủ Đức, Hóc Môn, Nhà Bè)

img

Một phần trang sách giới thiệu về tỉnh Gia Định. Ảnh Nguyên Vỹ

Nông nghiệp của tỉnh Gia Định được chia ra làm 2 khu vực. Khu vực thấp bao gồm toàn bộ đồng bằng sông Sài Gòn kéo dài ra biển; thường bị ngập trong nước lợ và được bao phủ bởi rừng ngập mặn.

img

Cảnh nước triều rút ở Thủ Đức. Ảnh Nguyên Vỹ

img

Cảnh nông thôn ở Hóc Môn. Ảnh Nguyên Vỹ

img

Khung cảnh mua bán nơi làng quê. Ảnh Nguyên Vỹ

Khu vực cao hơn trải dài từ Sài Gòn đến ranh giới với các tỉnh Tây Ninh và Biên Hòa; đất đai được canh tác hoàn toàn, ngoại trừ vùng đầm lầy và cầu An Hạ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem