Hội phải luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

Thu Hà Thứ tư, ngày 12/12/2018 08:15 AM (GMT+7)
Nhân Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018-2023, đồng chí Thào Xuân Sùng (ảnh) - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư NDVN đã dành cho Báo NTNN cuộc phỏng vấn xung quanh chủ đề của Đại hội “Dân chủ - Đoàn kết – Đổi mới – Hội nhập – Phát triển”.
Bình luận 0

Góp phần phát triển nông nghiệp

- Thưa Chủ tịch, đồng chí đánh giá như thế nào về những kết quả đạt được của Hội NDVN trong việc tham gia thúc đẩy phát triển nông nghiệp?

Nhiệm kỳ 2013-2018, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Hội ND các cấp có nhiều đổi mới, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm, sát cơ sở; tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào ND, đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Đại hội VI đề ra.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng, nhất là tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết 26 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn bằng Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công tác xây dựng Hội NDVN và vận động hội viên, ND thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, ND, nông thôn đã đạt được những kết quả nổi bật. Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc tổ chức Đại hội VII của Hội NDVN đảm bảo thành công tốt đẹp.

Một trong những kết quả nổi bật mà các cấp Hội đạt được trong nhiệm kỳ qua là triển khai thực hiện tốt 3 phong trào thi đua lớn của Hội. Đó là: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững; Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh.

Xuyên suốt nổi bật nhất trong 3 phong trào trên là phong trào nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Bình quân hàng năm có hơn 6,5 triệu hộ đăng ký, trong đó có hơn 3,5 triệu hộ đạt danh hiệu hộ đạt danh hiệu “Nông dân SXKDG” các cấp, đạt 113,2% so với chỉ tiêu Đại hội VI đề ra.

Trong những năm qua, lực lượng ND SXKD giỏi đã góp phần cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước xuất khẩu nông sản với số lượng rất lớn ra nước ngoài. Kết thúc 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu nông sản thực phẩm ra nước ngoài đạt hơn 40 tỷ USD, Việt Nam bước vào hàng 15 quốc doanh xuất khẩu nông sản trên thế giới. Điều đó khẳng định, những chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã thực sự đi vào cuộc sống. Hay nói cách khác, vị thế, vai trò chủ thể của giai cấp nông dân đã được thể hiện rõ, vai trò trung tâm nòng cốt của Hội NDVN được khẳng định.

Kết quả nổi bật thứ hai của Hội NDVN đã được đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao là Hội NDVN đã đổi mới phương thức hoạt động của Hội. Từ chỗ tuyên truyền, vận động hội viên, ND bằng sách vở, bằng miệng, thì trong 5 năm qua các cấp Hội đã kết hợp chặt chẽ việc tuyên truyền với tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ hội viên, ND phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

Cụ thể, trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội đã thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp đột phá là: Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ và đào tạo dạy nghề; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân; Xây dựng phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Các cấp Hội đã sử dụng có hiệu quả 2.909,8 tỷ đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân, xây dựng được 15.529 mô hình về hình thức hợp tác, liên kết và 310.050 lượt hội viên vay vốn phát triển kinh tế; đã trực tiếp  và phối hợp đào tạo nghề cho 231.605 ND; xây dựng được trên 60.000 mô hình trình diễn VietGAP và chuyển giao thành công 2.700 mô hình khoa học - công nghệ vào sản xuất; bảo quản chế biến nông sản. Đồng thời hướng dẫn thành lập 1.135 HTX và 101.000 tổ hợp tác; xây dựng được Quỹ Hội đạt 57.000 đồng/hội viên và kết nạp được 2.191.370 hội viên đưa tổng số hội viên cả nước hiện có 10.192.865.

Từ đó, Hội đã đem lại lợi ích thiết thực và ngày càng thu hút đông đảo hội viên, ND tham gia tổ chức Hội. Chính vì vậy sức mạnh đoàn kết dân tộc Việt Nam không chỉ được củng cố mà còn được tăng cường. Tự thân người nông dân Việt Nam đòi hỏi đất nước phải đổi mới, Hội NDVN phải đổi mới, trong đó quan trọng là đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.

img

Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng (thứ 3 từ trái) và đoàn công tác thăm mô hình nuôi vịt của nông dân Ngô Đức Thắng - NDVN xuất sắc 2018, tại Hưng Yên. ảnh: Thu Hà

- Đồng chí có thể chia sẻ về vai trò, đóng góp của hội viên, nông dân, Hội NDVN trong việc tham gia xây dựng  nông thôn mới, đô thị văn minh?

Trong 5 năm qua, với số lượng hơn 60% cư trú ở nông thôn, và 40% lao động của đất nước, hội viên và ND cả

“Tri thức hóa” cho ND
Theo Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VII, các cấp Hội, đại biểu sẽ cùng nhau thảo luận để tìm ra các giải pháp đổi mới toàn diện về các nội dung, phương thức hoạt động của Hội. Trong đó, mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là "tri thức hóa" cho người ND để làm sao cho người ND đáp ứng các tiêu chuẩn làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế. 

nước đã đóng góp cụ thể thiết thực trong xây dựng NTM. Trong đó, cốt lõi của xây dựng NTM chính là xây dựng được tính đồng bộ về cơ sở hạ tầng gắn chặt với địa bàn sản xuất tạo nên bức tranh mới theo hướng tăng trưởng xanh. Thành tựu này cho thấy, ở Việt Nam hoàn toàn xây dựng được 2 vùng: Đô thị và nông thôn cùng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Song song với đó, trong nhiệm kỳ 2013-2018, Hội NDVN đã mở rộng, tăng cường mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả, đặc biệt đã quy tụ được trí tuệ tầm cao 4.0. Đây là cống hiến cũng như thành tựu trong 5 năm qua, góp phần tăng cường đối ngoại nhân dân, trực tiếp xây dựng nền quốc phòng mang tính nhân dân của nước ta. Có thể nói, những sản phẩm nông nghiệp của giai cấp nông dân Việt Nam là một thành tố tạo nên mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Với những kết quả toàn diện đã đạt được, vị thế, vai trò của Hội NDVN ngày càng thể hiện là trung tâm và nòng cốt cho các phong trào ND. Đoàn kết trong ND và tổ chức Hội ND ngày càng củng cố vững mạnh, góp phần phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, nông dân; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Đổi mới thích ứng với hội nhập và phát triển

- Đại hội VII có chủ đề “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”. Với tinh thần này, đại hội đặt ra những vấn đề gì đối với công tác Hội và phong trào nông dân trong nhiệm kỳ tới, thưa Chủ tịch?

Trong 5 năm tới, để phát huy được vai trò chủ thể của hội viên ND nói riêng, và giai cấp nông dân Việt Nam thì Hội 

  Nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong 5 năm tới, đó là Hội NDVN phải góp phần đẩy mạnh “Công nghiệp hóa nông nghiệp - Tri thức hóa nông dân - Hiện đại hóa nông thôn”. Đây là khẩu hiệu hành động và cũng là mục tiêu mà Ban Chấp hành Hội khóa mới phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thể chế hóa, cụ thể hóa để thực hiện được những mục tiêu đề ra”.
Chủ tịch Thào Xuân Sùng

phải triển khai tốt những nhiệm vụ trọng tâm. Đó là tiếp tục xây dựng Hội NDVN trong sạch vững mạnh để phát huy được vai trò trung tâm, nòng cốt của Hội, phát huy vai trò chủ thể của nông dân. Trong đó sẽ tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể:

Một là: Các cấp Hội sẽ đổi mới công tác kết nạp hội viên, ND. Trong đó mở rộng đối tượng đến học sinh, thanh niên các trường THPT, cao đẳng, đại học là con em ND và mở rộng đến các nhà khoa học. Đồng thời tăng cường tập huấn cho hội viên, ND trước khi kết nạp vào Hội. Như vậy tư tưởng trí thức hóa ND trong công tác phát triển hội viên là một khâu đột phá.

Hai là: Tập trung đào tạo tập huấn đội ngũ cán bộ Hội ở cấp cơ sở từ cấp huyện, xã cho xuống đến chi hội trưởng ND để đội ngũ này không chỉ có phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm cao mà còn có kiến thức canh tác nông nghiệp và kỹ năng vận động quần chúng.

Ba là: Các cấp Hội sẽ hỗ trợ ND hội nhập sâu hơn nữa trong môi trường cạnh tranh cao về nông sản thực phẩm. Hội NDVN đã và đang ký với một loạt các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp  ở trong nước và nước ngoài, làm “bà đỡ” hỗ trợ ND sản xuất theo chuỗi giá trị.

T.Ư Hội NDVN  đã “gõ cửa” các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để cùng ngồi lại lắng nghe, chia sẻ những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, nông dân... Đặc biệt, thông qua lần gặp gỡ này, T.Ư Hội NDVN cũng muốn kết nối chặt chẽ hơn với doanh nghiệp theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về liên kết 6 nhà để tìm ra các giải pháp hỗ trợ nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là khâu sản xuất, bảo quản, chế biến, xuất khẩu và xây dựng thương hiệu.

Bốn là: Hội NDVN là tiếp tục phối hợp với Chính phủ, chính quyền các cấp, mặt trận các đoàn thể để tiếp tục tham mưu cho Đảng ban hành các chủ trương, chính sách ngang tầm và bao quát được nguyện vọng chính đáng của ND; từ đó giải quyết cơ bản được các điểm nghẽn về đất đai, vốn, kiến thức để người ND đủ khả năng tham gia thị trường.

Năm là: Để nông dân tự phát triển được, chúng tôi thiết nghĩ rằng, Hội NDVN phải trực tiếp tham gia xây dựng tiềm lực trong từng khu vực nhất là tiềm lực chính trị, quốc phòng an ninh để môi trường hòa bình, an ninh trật tự… Tức là Hội NDVN phải có đóng góp tốt hơn trong việc xây dựng môi trường nông thôn mới, nông dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

- Nông dân Việt Nam còn rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, vậy theo đồng chí các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần quan tâm xây dựng, bổ sung như thế nào?

Hiện nay, bà con ND gặp rất nhiều khó khăn, song với quan điểm lịch sử và cụ thể thì phải lựa chọn những khó khăn mang tính mấu chốt để tháo gỡ. Cho đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã xác định được tương đối đầy đủ nhưng khó khăn thách thức hay nói cách khác là điểm nghẽn của nông nghiệp, ND phải giải quyết. Trong thời gian tới, Chính phủ và Hội NDVN sẽ phối hợp chặt chẽ  để giải quyết khó khăn cho ND.

Tôi nghĩ rằng bức tường cao nhất, khó khăn nhất của người ND hiện nay đó là trình độ tay nghề, kiến thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhất là kỹ thuật canh tác nông nghiệp công nghệ cao. Theo thống kê trên toàn quốc, giai cấp ND chiếm hơn 70% dân số nhưng con số thống kê mới nhất cho thấy, số ND được đào tạo nghề có chứng chỉ chỉ đạt 26%. Đáng nói là lực lượng ND có chứng chỉ nghề đó mới chỉ biết sản xuất hàng hóa, còn lại các kiến thức để làm sao tham gia chuỗi giá trị hàng hóa thì chưa đáp ứng được.

Hiện nay, ND Việt Nam vẫn chưa có được “3 biết”, đó là: Biết tính toán, biết xây dựng kế hoạch sản xuất, biết tiêu thụ tiêu dùng hàng hóa do mình làm ra. Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục chủ trì phối hợp với các đoàn thể phải đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo nghề cho nông dân, trong đó Hội ND sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong tập hợp, phối hợp tổ chức…

Khó khăn thứ 2 hiện nay đó là cơ chế, chính sách tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Mặc dù Đảng, Nhà nước ban hành khá nhiều chính sách nhưng cho đến nay, ND muốn thực hiện sản xuất quy mô lớn bằng việc tích tụ ruộng đất vẫn còn thực hiện rất khó. 9 tháng đầu năm nay, tình trạng ND để bỏ không ruộng đất vẫn tiếp tục diễn ra. Đơn cử như tỉnh Nam Định, riêng 6 tháng đầu năm, ND đã bỏ hoang 24.000ha đất lúa vì diện tích manh mún, muốn chuyển đổi sang trồng cây khác lại không được vì chưa có chính sách.

Người nông dân tâm tư nhiều nhất là chính sách tích tụ ruộng đất tiếp tục được nghiên cứu, hoàn chỉnh và tháo gỡ để doanh nghiệp và người nông dân cùng sánh vai trên một mảnh đất, cả hai cùng có lợi. Hiện nay một số tỉnh đã bắt đầu làm, chúng tôi coi đó là đột phá.

Thứ 3: Khó khăn hiện nay  là tình hình biến đổi khí hậu đòi hỏi phải xác định, tổ chức lại cơ cấu kinh tế để người nông dân định canh, định cư. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang tập trung cao cho việc rà soát.  Chúng ta mới dừng lại ở chỗ là biết và bước đầu triển khai nghiên cứu, còn việc giải quyết để người ND chung sống được với biến đổi khí hậu thì chưa có giải pháp căn cơ.

Một giải pháp mà chúng tôi thấy rất hiệu quả, đó là tôn vinh nông dân SXKDG. Trong 5 năm tới, những nhà nông này với tư cách là hội viên hội nông dân sẽ được đề cao trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với các hội viên nông dân khác và doanh nghiệp hỗ trợ cho nông dân chưa biết SXKDG. Nhưng hội viên giỏi này là những con chim đầu đàn, mô hình nông dân dạy nông dân, tự thân tạo nên sức mạnh của nông dân. Chúng tôi đề ra mục tiêu từng bước xây dựng Quỹ Hội và Quỹ Hỗ trợ nông dân để hỗ trợ những hộ muốn làm giàu, khát khao làm giàu và những hộ muốn thoát nghèo để thoát nghèo với mức độ khác nhau và cách làm khác nhau.

Xin cảm ơn Chủ tịch! 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem