Tái cơ cấu nông nghiệp: Khuyến nông viên cần tham gia chuỗi giá trị nông sản

Văn Long Thứ tư, ngày 27/11/2019 05:00 AM (GMT+7)
Đề nghị này được đưa ra trong hội nghị giao ban khuyến nông quốc gia các tỉnh phía Nam, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức ngày 25/11 tại TP.Đà Lạt. Hội nghị có sự tham gia của đại diện 32 tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào.
Bình luận 0

Triển khai nhiều dự án trọng điểm

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG), trong năm 2019 đã có 77 dự án khuyến nông Trung ương được triển khai, trong đó, TTKNQG được Bộ NNPTNT giao tiếp tục chủ trì và quản lý 37 dự án với kinh phí hơn 86 tỷ đồng và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên hơn 45 tỷ đồng.

Tại các tỉnh phía Nam, năm 2019 TTKNQG đã triển khai 5 dự án về sản xuất lúa, bao gồm sản xuất hạt giống lúa lai F1, sản xuất lúa chất lượng, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Trong đó, 2 dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại các tỉnh phía Nam có năng suất khá cao, cụ thể tổ hợp HR182 tại Cần Thơ và Hậu Giang đạt năng suất trung bình 27,9 tạ/ha. Tại Đăk Lăk, tổ hợp Nhị ưu 838 đạt trung bình 4,1 tấn/ha. 

img

 Hướng dẫn canh tác cà phê bền vững cho nông dân huyện Lâm Hà, Lâm Đồng.  (ảnh: Văn Long)

Đặc biệt, một số đơn vị đã mở rộng quy mô sản xuất hạt giống lúa lai F1 để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, trên địa bàn các tỉnh phía Nam, TTKNQG cũng triển khai 3 dự án trồng và thâm canh cây ăn quả quy mô 187ha, gồm các loại cây ăn quả chủ lực phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: cây bơ, sầu riêng, bưởi da xanh, táo, mãng cầu dai..., áp dụng hình thức trồng thâm canh, thâm canh và trồng xen.

Tại tỉnh Lâm Đồng, dự án sản xuất rau hữu cơ đã lựa chọn trang trại Thiên Sinh Farm, đây là mô hình đại diện cho hình thức trang trại. Thiên Sinh Farm có 12ha đất trồng rau, trong đó có 10ha đất đã được cấp chứng nhận hữu cơ của Mỹ. Hiện nay, trang trại đang mở rộng thêm 2ha đất trồng rau hữu cơ và có nguyện vọng được chứng nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Châu – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Thành công của ngành nông nghiệp Lâm Đồng trong thời gian qua có sự đóng góp rất tích cực, quan trọng của lực lượng khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở và sự hỗ trợ của TTKNQG. Lực lượng khuyến nông đã thể hiện rõ vai trò là cầu nối giữa Nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học với nông dân, doanh nghiệp và thị trường; là hệ thống tư vấn, phổ biến kiến thức, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho nông dân thích ứng với nền kinh tế thị trường”.

Khuyến nông viên phải là trung tâm 

Bước sang giai đoạn làm nông nghiệp 4.0, người làm khuyến nông không chỉ đơn thuần là chuyển giao khoa học, mà phải là trung tâm của kết nối, tham gia vào các chuỗi giá trị nông sản...”.
Ông Lê Quốc Thanh

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc TTKNQG nhận định: “Hệ thống khuyến nông trong thời gian qua được đánh giá là một trong những đơn vị chủ lực trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người nông dân. Điều này đóng góp rất quan trọng cho sự tăng trưởng của nền nông nghiệp quốc gia”.

Ông Thanh cũng cho biết, hiện nay hệ thống khuyến nông vẫn còn nhiều khó khăn, một số nơi đang tái cơ cấu, tổ chức lại nên hoạt động không tránh khỏi sự lúng túng. Bên cạnh đó, tại nhiều đơn vị, mạng lưới những người làm khuyến nông viên cơ sở lại không nằm trong hệ thống, khiến việc chuyển giao tiến bộ khoa học đến người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi khuyến nông viên cơ sở giữ vai trò rất quan trọng, vì họ là những người ở gần nông dân nhất, nắm rõ nhu cầu của bà con, là cơ sở để kết nối với sản xuất và các công nghệ mới, thông tin cung cầu trên thị trường. Nếu tổ chức lại hệ thống mà không tính đến lực lượng này, không thông suốt thì sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông.

Về chế độ đãi ngộ đối với khuyến nông viên, ông Thanh cho biết còn rất nhiều hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa: “Một mặt chúng tôi đề nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ khuyến nông viên ở những vùng khó khăn để  vừa yên tâm bám nghề, vừa ổn định cuộc sống. Mặt khác, TTKNQG sẽ đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động khuyến nông hoặc tăng cường hoạt động tư vấn dịch vụ trong hệ thống khuyến nông”.

“Bước sang giai đoạn làm nông nghiệp 4.0, người làm khuyến nông không chỉ đơn thuần là chuyển giao khoa học, mà phải là trung tâm của kết nối, tham gia vào các chuỗi giá trị nông sản. Chính từ hoạt động của họ sẽ thể hiện nhu cầu kết nối cung cầu, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, kết nối những điều kiện công nghệ để người sản xuất lựa chọn công nghệ” - ông Thanh nhấn mạnh. 

Hiến kế để xuất khẩu gỗ Việt Nam đạt con số 18-20 tỷ USD

Chiều ngày 27/11, Tổng cục Lâm nghiệp (VNFOREST) chủ trì, phối hợp với Hiệp Hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) tổ chức “Hội nghị xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam” trong chuỗi các sự kiện Triển lãm quốc tế nội thất gỗ Việt Nam năm 2019.

Sự kiện có sự tham dự của 200 đại biểu đến từ các một số bộ, ngành Trung ương; các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành một số tỉnh phía Nam có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển; đại diện cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế; các nhà đầu tư nước ngoài; đại diện một số doanh nghiệp, hiệp hội, hội...

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Cao Chí Công cho biết: Trong thời gian qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, Việt Nam gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2005 và đạt trên 9,38 tỷ USD năm 2018.

Dự kiến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ đạt khoảng 11 tỷ USD, hoàn thành chỉ tiêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đặt ra tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019. Đóng góp vào kết quả và sự thành công trên, có sự tham gia đầu tư, hợp tác từ nước ngoài đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Hiện nay, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt ở trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đứng đầu khối ASEAN, đứng thứ 2 châu Á và đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ. Đó là thành tích rất đáng tự hào. Ngành chế biến lâm sản đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và là ngành hàng có giá trị xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp, với kim ngạch xuất khẩu cao.

Ngành chế biến gỗ và lâm sản là một trong rất ít ngành hàng đem lại giá trị xuất siêu cao của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành chế biến lâm sản cũng gặp không ít những khó khăn, tồn tại và thách thức trong quá trình phát triển.

img

Một công ty xuất khẩu gỗ ở Khu chế xuất Linh Trung 2, TP.HCM. Ảnh: T.T.D

Tại Hội nghị, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các Hiệp hội trong và ngoài nước đã trình bày các tham luận, đóng góp ý kiến về cơ hội đầu tư và phát triển về ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Tình hình và xu hướng đầu tư nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam. Xây dựng thương hiệu gỗ Việt trong ngành đồ gỗ thế giới. Đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam dưới góc nhìn của các doanh nghiệp nước ngoài...

Trong phần thảo luận, Hội nghị được nghe các ý kiến phát biểu tâm huyết của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các hiệp hội chế biến gỗ trong và ngoài nước về cơ hội, giải pháp để thúc đẩy xúc tiến đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam.

Kết luận Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Cao Chí Công khẳng định: "Hội nghị xúc tiến đầu tư đã thành công tốt đẹp. Chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến quý báu, trên tinh thần hợp tác, xây dựng; vì sự phát triển bền vững ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam, từ các doanh nghiệp, hiệp hội, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Qua đó, đánh giá được những kết quả, ưu điểm, cơ hội, tồn tại, khó khăn và thách thức trong thời gian tới; và đề xuất được một số giải pháp hợp tác cùng phát triển, xúc tiến mạnh hơn nữa đầu tư.

Trong đó có đầu tư hợp tác với nước ngoài để cùng nhau thúc đẩy cho sự phát triển của ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam. Quyết tâm phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đạt chỉ tiêu 12 đến 13 tỷ USD vào năm 2020; đạt 18 đến 20 tỷ USD vào năm 2025. Từng bước tăng tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ".

Trước đó, sáng ngày 27/11 đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm VIFF 2019 từ ngày 27 - 30/11 do Hiệp Hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) phối hợp với Hiệp Hội các nhà sản xuất đồ gỗ Đài Loan (TFMA) tổ chức với quy mô 9.000 m2, 500 gian hàng trưng bày các sản phẩm đa dạng, phong phú như nội thất phòng ngủ, phòng ăn, kệ bếp, ván sàn, sofa, bàn ghế văn phòng, bàn ghế ngoài trời...

Trong đó, có 180 gian hàng quốc tế, nhiều loại sản phẩm nội, ngoại thất, nguyên liệu và máy móc ngành gỗ được trưng bày của các doanh nghiệp lớn nước ngoài như Đài Loan, Nhật,  Pháp, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan: Shingmark wooden, Changfong, KingJade, Kaiser... Một số tổ chức quốc tế lớn như Hiệp hội chế biến gỗ Quảng Đông - Trung Quốc, Shunde - Trung Quốc, Hiệp hội Chế biến gỗ cứng Hoa Kì (AHEC)...

Với sự tham gia của đông đảo cộng đồng các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, các hiệp hội ngành hàng chế biến gỗ và lâm sản trong và ngoài nước, Hội nghị xúc tiến đầu tư và chuỗi các sự kiện Triển lãm VIFF 2019 là cơ hội để thúc đẩy cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trở thành ngành mũi nhọn trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu, phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước.

Quỳnh Nguyễn

Đà Lạt: Một nông dân lời hàng tỷ đồng/năm từ 5ha trồng đủ thứ hoa

Với 5ha nhà kính trồng các loại hoa như hoa cúc, cát tường, cẩm chướng, phi yến, hoa chuông đã giúp cho gia đình ông Bùi Văn Sỹ (54 tuổi, phường 11, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) có  thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Trang trại hoa của ông Sỹ đã xuất khẩu hoa ra nước ngoài, góp phần nâng cao giá trị hoa Đà Lạt.

Đang là mùa hoa nở rộ, công việc rất bận rộn nhưng ông Bùi Văn Sỹ vẫn dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi tham quan khu vực trồng hoa của gia đình mình. Không giấu được niềm vui, ông Sỹ vừa đi vừa kể về những “chiến tích” của mình sau 30 năm làm nông ở thành phố mờ sương này.

img

Ông Bùi Văn Sỹ dẫn phóng viên đi tham quan vườn hoa của gia đình mình.

“Tôi sinh ra và lớn lên tại phường 11, TP. Đà Lạt. Gống như nhiều người ở Đà Lạt, gia đình tôi làm các loại rau như bắp cải, cà rốt, khoai tây ngoài trời. Vào những năm 90 thì trồng rau cũng cho thu nhập ổn, thế nhưng năm 2000, gia đình tôi đã mạnh dạn dựng lên nhà kính chỉ với diện tích vài trăm mét vuông rồi trồng hoa cúc chùm màu vàng, mô phỏng thiết kế của doanh nghiệp nước ngoài ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại Đà Lạt. Cũng từ thời gian đó, gia đình tôi cũng dần chuyển từ trồng rau sang trồng hoa, có thu nhập ổn định”, ông Sỹ kể lại.

Văn Long

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem