Kiên trì vận động gắn với xây dựng mô hình cụ thể

TRỌNG BÌNH (thực hiện) Thứ hai, ngày 09/11/2015 07:10 AM (GMT+7)
Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt với nông dân (ND) đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi là công việc khó khăn nhưng luôn được các cấp Hội ND tỉnh An Giang kiên trì thực hiện. Dân Việt trao đổi với ông Trần Văn Cứng - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh An Giang về hoạt động này.
Bình luận 0

Ông Nguyễn Văn Cứng cho biết: Nông thôn An Giang có nhiều tính chất đặc thù về lối sống, phong tục, tập quán… nên việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn ND tham gia bảo vệ môi trường cần có cách làm phù hợp.    

Cụ thể, việc tuyên truyền, vận động hội viên, ND tham gia bảo vệ môi trường ở An Giang có điểm gì khác?

img

Hội viên, ND xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn (An Giang) thu gom vỏ chai thuốc BTVT, vật tư nông nghiệp nhằm bảo vệ môi trường. Ảnh: Trọng Bình 

- Ở An Giang, tập quán nuôi bò nhốt chung trong nhà ở của đồng bào dân tộc Khmer, nhất là vào mùa lũ, rất phổ biến. Nếp sống cũ của nông dân cũng không tốt cho môi trường, sức khỏe.  Các cấp Hội ND tùy từng vùng, từng thời điểm mà có những cách thức, hình thức tuyên truyền phù hợp. Vùng có đồng bào dân tộc thiểu số thì Hội vừa phải kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục vừa phải huy động nguồn lực xây dựng các mô hình cụ thể để bà con “mắt thấy, tai nghe” và làm theo…

Những cách làm, mô hình cụ thể mà Hội ND các cấp đã xây dựng, nhân rộng là gì?

- Về cơ bản, các mô hình đã thực hiện tương đối giống nhiều tỉnh ở ĐBSCL, đó là tập trung thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp khác để tiêu hủy. Ở An Giang, chúng tôi xây dựng các mô hình điểm. Trong năm 2014, Hội ND tỉnh cử cán bộ xuống 9 xã điểm nông thôn mới tuyên truyền, vận động ND, đặc biệt quan tâm tiêu chí về bảo vệ môi trường. Nhiều Hội ND xã đã thực hiện tốt xử lý rác thải trong chăn nuôi. Đã có hàng ngàn hộ ND ký cam kết bảo vệ môi trường như một quy chế. Trong số các quy chế này có những điểm tích cực như thực hiện quy trình sản xuất lúa theo mô hình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”; thu gom rơm rạ dùng vào việc trồng nấm, không đốt bỏ...

 Đâu là yếu tố then chốt để  công tác vận động, hướng vẫn ND tham gia bảo vệ môi trường ở An Giang có hiệu quả, thưa ông?

img

"  An Giang là tỉnh đầu nguồn nước, nên Hội ND các địa phương vùng đó đã tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên bảo vệ nguồn nước cho chính mình và cho nhiều tỉnh phía cuối nguồn”.
Ông Trần Văn Cứng

- Đó là thực hiện kiên trì. Từ năm 2010 đến  nay, chúng tôi khẳng định kiên trì trong tuyên truyền, vận động ND là nhiệm vụ trọng tâm. Với đồng bào Khmer, thì giải pháp là “mưa dầm thấm lâu”, phải bền bỉ chứ không thể ngày một, ngày hai mà bà con hiểu và làm theo được.

Không thể “bắt” bà con đem bò ra nhốt bên ngoài nhà ở ngay mà phải đi từng bước. Chúng tôi vừa phối hợp chính quyền xã Vĩnh Trung (Tịnh Biên) chọn 154 hộ Khmer nghèo để đầu tư mô hình chăn nuôi bò hợp vệ sinh; hướng dẫn xử lý chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ vi sinh...

Qua thực tiễn, Hội ND tỉnh có đề xuất gì đối với công tác tham gia bảo vệ môi trường?

 - Để ND tham gia bảo vệ môi trường cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các ngành, các cấp. Với đồng bào DTTS, việc tuyên truyền, hướng dẫn phải gắn với xây dựng các mô hình điểm cụ thể. Làm mô hình điểm để tuyên truyền, thuyết phục thì phải bố trí được nguồn lực. Ngoài nguồn lực từ ngân sách, các ngành, trong đó có Hội ND cần kêu gọi, vận động từ sự quan tâm, đóng góp của các tổ chức khác.

Xin cảm ơn ông!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem