Làng gốm Bàu Trúc: Có nghề, cả làng no ấm

Thứ năm, ngày 04/10/2012 11:36 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Người dân Bàu Trúc đang ăn nên làm ra từ nghề gốm truyền thống. Sản phẩm gốm Bàu Trúc không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu.
Bình luận 0

Làng gốm Bàu Trúc thuộc huyện Ninh Phước, nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 15km là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á với các sản phẩm đều làm bằng tay và cách nung thủ công rất độc đáo.

img
Ông Trượng Văn Tận kiểm tra sản phẩm gốm.

Xây dựng chiến lược marketing cho gốm

Năm 2011, UBND tỉnh Ninh Thuận đã triển khai Đề án "Chiến lược marke ting gốm mỹ nghệ Bàu Trúc, giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020", với tổng kinh phí 26,3 tỷ đồng. Mục đích của dự án nhằm tiếp thị gốm mỹ nghệ; thành lập trung tâm trưng bày và kinh doanh sản phẩm gốm lưu niệm phục vụ du lịch; hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình; đổi mới mẫu mã, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu...

Cùng với sự sáng tạo đổi mới mẫu mã sản phẩm, chuyển hướng từ sản xuất hàng gia dụng sang hàng mỹ nghệ, tác động của dự án đã giúp làng nghề gốm Bàu Trúc thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Nghệ nhân nổi tiếng làng gốm truyền thống Đàng Thị Lực (khu phố 7, xã Phước Dân) nằm sâu trong làng, chất đầy sản phẩm bình phong thủy. Bà Lực cho biết: Những năm trước, gia đình bà chỉ làm những sản phẩm gốm truyền thống là những vật dụng sử dụng trong gia đình. Lúc ấy cả làng chỉ có vài gia đình theo nghề. Sau đó, gia đình bà là một trong những hộ chuyển hướng sang làm gốm mỹ nghệ.

Sự phối hợp giữa phương pháp làm gốm truyền thống độc đáo của người Chăm với sự hiện đại trong các sản phẩm mang dáng dấp mỹ nghệ hiện đại đã mang đến thành công cho gia đình bà cũng như nhiều hộ khác trong làng.

Hiện gia đình bà có 3 người làm gốm mỹ nghệ gia truyền theo kiểu mẹ truyền con nối. Mỗi tháng sản xuất hàng trăm bình phong thủy lớn nhỏ, tháp chăm, bình đại… xuất bán trong và ngoài nước. Ngoài ra, sản phẩm mang hoa văn Chăm độc đáo của gia đình bà đang xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ, châu Âu.

Cả làng no ấm

Từ những ngày đầu chỉ ít hộ theo nghề với thu nhập ít ỏi, tưởng chừng sẽ bị mai một, nay làng nghề gốm Bàu Trúc đã có trên 150 hộ theo làm nghề gốm truyền thống thu hút nhiều lao động trong làng. Một số thanh niên trong làng từng không có công ăn việc làm nay đã có thu nhập đáng kể từ nghề gốm mỹ nghệ Bàu Trúc.

“Năm 2011, UBND tỉnh Ninh Thuận đã triển khai Đề án “Chiến lược marketing gốm mỹ nghệ Bàu Trúc, giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020", với tổng kinh phí 26,3 tỷ đồng”.

Theo thống kê, hiện trên 80% số gia đình có ti vi, xe máy. Đường trong làng đã được bê tông hóa, nhiều con em đã thi đỗ đại học và đạt thành tích cao trong các kỳ thi. Nhiều hộ dân nơi đây đã tích lũy kinh phí đóng góp 30% xây dựng khang trang ngôi đền Pô - Klong -Chanh với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Ông Trượng Văn Tận - Bí thư chi bộ làng nghề gốm Bàu Trúc cho biết; sản phẩm tạo ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, mang lại thu nhập đáng kể cho nông dân. Bình quân thu nhập mỗi ngày công lao động từ 60.000 - 70.000 đồng/công lao động, mỗi hộ thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Hiện nay, trung bình mỗi năm xuất bán khoảng 50.000 sản phẩm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem