Các doanh nghiệp có khả năng phát thải chất ô nhiễm ra môi trường cần phải giám sát chặt chẽ. Ảnh minh họa.
Ông Thức cho biết, Ðề án này sẽ phân loại doanh nghiệp có khả năng gây ô nhiễm trên tiêu chí: Loại hình sản xuất, quy mô, khả năng phát thải chất ô nhiễm ra môi trường. Từ đó, cơ quan chức năng có biện pháp kiểm soát giám sát để phòng ngừa giảm thiểu sự cố môi trường.
Dự kiến 8 loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao sẽ được đề xuất giám sát đặc biệt gồm khai thác, làm giàu khoáng sản độc hại; luyện kim; sản xuất giấy, bột giấy; hóa chất; nhuộm; thuộc da; lọc hóa dầu và nhiệt điện than.
Với nhóm này, ngay từ phê duyệt tác động môi trường đã yêu cầu doanh nghiệp đưa giải pháp phòng ngừa rất sâu. Với doanh nghiệp đã hoạt động, nếu làm chưa tốt, Tổng cục Môi trường sẽ thông qua các đoàn kiểm tra, giám sát yêu cầu doanh nghiệp đó phải đầu tư để cải thiện.
Cũng theo ông Thức, việc giám sát các doanh nghiệp sẽ được phân cấp từ trung ương đến cấp tỉnh. Trường hợp phải giám sát đặc biệt sẽ do Trung ương giám sát. Ở cấp địa phương, trên cơ sở tiêu chí của Ðề án, tỉnh sẽ lựa chọn ra các dự án sắp, đang và đã hoạt động để đưa vào nhóm giám sát.
Nguyễn Hoài (Tiền Phong)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.