Nhiều nguy hại không thể tưởng tượng khi ăn thịt "nóng"

San Nguyễn Thứ bảy, ngày 08/04/2017 06:05 AM (GMT+7)
Người tiêu dùng vẫn có thói quen ra chợ, tận tay sờ miếng thịt còn nóng hôi hổi. Hoặc ngay khi con lợn vừa mới được giết mổ ra, nhiều người tranh thủ đi mua ngay. Thế nhưng, theo các chuyên gia, đó không phải là tốt.
Bình luận 0

img

Ông Nhữ Đình Tú - Tổng giám đốc Lebio đang thuyết trình trước các bà nội trợ về lợi ích của thịt lợn sạch Lebio dùng vi sinh, thảo dược. Ảnh: Ngọc Thọ

Cụ thể, ông Nhữ Đình Tú - Tổng giám đốc Lebio chia sẻ với Dân Việt/NTNN: "Tôi cũng là một nhà khoa học, tôi thấy trong thịt nóng hiện nay chứa một lượng vi khuẩn cực lớn. Chúng tôi đã từng lấy nhiều mẫu thịt ở chợ về phân tích, kết quả cho thấy lượng vi khuẩn Salmonella và E.coli có trong thịt lợn nóng cao gấp nhiều lần so với thịt mát hoặc cấp đông".

Theo ông Nguyễn Văn Thuận - Trưởng phòng Chất lượng nông sản, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – NAFIQAD, ở các nước khác, người ta chủ yếu ăn thịt mát và thịt cấp đông. Chỉ riêng nước ta, người tiêu dùng lại thích ăn thịt “nóng”.

Thực tế, những sản phẩm thịt trên thị trường nếu không được bảo quản như làm mát hoặc cấp đông sẽ có thời gian bảo quản thấp hơn. Và rõ ràng nguy cơ nhiễm các vi sinh vật, vi khuẩn sẽ cao hơn, không đảm bảo vệ sinh ATTP. Người tiêu dùng mua thịt tươi về, sử dụng không hết vẫn đưa vào tủ lạnh để ở ngăn mát, hoặc ngăn đá, không khác gì thịt đông lạnh.

“Về góc độ vệ sinh ATTP, nên lựa chọn thực phẩm đông lạnh, vì sau khi giết mổ, chúng tôi làm lạnh ngay lập tức rồi cấp đông. Theo đúng quy trình, thịt sẽ có độ tươi ngon nhất. Nhất là sản phẩm đông lạnh đều có nhãn mác, thông tin đầy đủ như Lebio có thể sử dụng được rõ ràng trong vòng bao nhiêu ngày - ghi rõ trên bao bì rất dễ sử dụng” - ông Nhữ Đình Tú cho hay.

img

Thịt để trong ngăn mát, đảm bảo an toàn VSTP 

Còn ông Tạ Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội, việc chuyển sang dùng thịt đông, thịt mát cũng sẽ giải quyết được bài toán về an toàn thực phẩm và giá cả.

Ông Tường phân tích: “Vì người tiêu dùng chỉ thích ăn thịt tươi, nên hầu hết người bán đều cố gắng bán trong ngày, khi bị ế hàng họ sẽ cố gắng bán với giá thấp hơn. Do vậy, giá cả sẽ không được đảm bảo. Còn khi chuyển hẳn sang thịt mát, thịt cấp đông, người sản xuất buộc phải đi theo nhu cầu của người tiêu dùng là sản xuất ra thịt mát, thịt cấp đông. Khi đó, mọi sản phẩm sẽ có bao gói nhãn mác và lúc đó mới quản lý được triệt để về an toàn thực phẩm. Đồng thời chuỗi sản xuất mới được hình thành và sẽ giải quyết được nhiều bất cập về được mùa rớt giá, sản phẩm chất lượng thấp không rõ nguồn gốc, không xuất khẩu được”.

“Để giải quyết được vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng cuộc sống, vai trò quyết định chính là sự thay đổi về thói quen tiêu dùng của toàn xã hội. Khi người dân chuyển hẳn sang sử dụng thịt mát và thịt cấp đông, sản xuất buộc phải đi theo nhu cầu của người tiêu dùng” - ông Tường chia sẻ. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem