Sản phẩm làng nghề phải mang tính quốc tế

Thứ tư, ngày 15/12/2010 11:15 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội thảo quốc tế “Mỗi làng một sản phẩm-OVOP” lần thứ 7 năm 2010 do Bộ NN&PTNT phối hợp với Hiệp hội mỗi làng một sản phẩm (Oita) và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản-JICA (Nhật Bản) khai mạc ngày 14-12 tại Hà Nội.
Bình luận 0
img
Các nghệ nhân Nhật Bản giới thiệu sản phẩm với khách tham quan tại hội thảo.

Hơn 500 đại biểu đến từ 14 quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, làng nghề, doanh nghiệp nông thôn tham gia.

Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển và cũng là nước sản xuất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng. Doanh thu từ sản phẩm làng nghề của Nhật Bản những năm gần đây lên tới hơn 20 tỷ USD.

“Việt Nam cần xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển làng nghề với đầy đủ các chính sách ưu tiên. Sản phẩm làng nghề của Việt Nam phải mang tính quốc tế”- TS Hiramatsu Morihiko-Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển OVOP Oita chia sẻ.

Trung Quốc hiện có 50.000 làng nghề đã áp dụng mô hình OVOP. Ông Liu Yanguo- Phó Văn phòng Sở Quản lý ngoại vụ Quốc gia Trung Quốc cho biết: “Việc áp dụng mô hình OVOP đã giúp các làng nghề từ hoạt động tự phát, phân tán sang hoạt động chuyên sâu, quy mô lớn theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Thành công của các làng nghề OVOP Trung Quốc là đề cao sự sáng tạo của ND, thợ thủ công...”.

Cùng với thúc đẩy phát triển các làng nghề, năm 1995, Malaysia đưa vào thực hiện chương trình du dịch tại nhà dân địa phương (Homestay). “Kết quả, người dân, cộng đồng nông thôn không chỉ bán được các sản phẩm làng nghề, mà còn nâng cao thu nhập từ hoạt động khám phá phong tục tập quán, văn hoá thông qua các gói dịch vụ lưu trú cho khách...”- GS Kunio Igusa đến từ Trường ĐH châu Á - Thái Bình Dương cho hay.

Việt Nam hiện có khoảng 2.790 làng nghề với 11 nhóm nghề chính. Các làng nghề đang tạo việc làm cho khoảng 11 triệu lao động (30% lao động nông thôn). Năm 2009, giá trị xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề đạt 900 triệu USD.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, các làng nghề Việt Nam đang đối mặt với những thách thức: Thiếu quy hoạch, phát triển tự phát quá mức, gây ô nhiễm môi trường, tỉ lệ lao động được đào tạo thấp, kỹ năng tiếp cận thị trường của nhiều doanh nghiệp làng nghề còn kém...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng cho biết, phát triển các làng nghề là một trong những nội dung của Chương trình quốc gia về xây dựng NTM. Phát triển làng nghề của Việt Nam thời gian tới cần giải quyết 3 vấn đề cấp bách, đó là:

Quy hoạch đất đai xây dựng làng nghề tập trung; đào tạo nghề truyền thống, nghề mới cho lao động nông thôn và tạo cơ chế để người dân tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi. Bộ NN&PTNT đang xây dựng và trình Chính phủ các đề án phát triển làng nghề, trong đó có việc đề xuất thành lập Viện Nghiên cứu mây tre đan...”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem