Xây dựng NTM ở Vĩnh Phúc: Về đích đã khó, giữ “áo mới” còn khó hơn

VIệt Tùng Thứ sáu, ngày 08/12/2017 13:30 PM (GMT+7)
“Để hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đã khó, việc giữ vững và nâng cao các tiêu chí còn khó gấp bội, nhưng càng khó càng phải làm” - ông Nguyễn Văn Tình – Chủ tịch UBND xã Hồng Phương (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đã chia sẻ như vậy khi nói về quá trình xây dựng NTM tại địa phương.
Bình luận 0

Lấy dân làm gốc

Còn nhớ, năm 2010, khi Hồng Phương bắt tay vào xây dựng NTM, xã mới đạt 8/19 tiêu chí. Là xã vùng bãi, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhận thức được điều đó, Đảng ủy, UBND xã đã xác định rõ mục tiêu và phương pháp để xây dựng NTM. “Cụ thể, mục tiêu xây dựng NTM là làm sao nâng cao thu nhập, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nói cách khác là dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng lợi, do đó phải lấy dân làm gốc. Cái gì đúng pháp luật, có lợi cho dân thì xã làm, linh động trong cách chỉ đạo và thực hiện” – ông Tình cho biết.

Sau khi đã thống nhất được chủ trương, cách làm, xã đã tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện từng tiêu chí với phương châm "dễ làm trước, khó làm sau"; công khai, minh bạch, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở từng thôn, xóm…

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, chỉ sau 5 năm xã đã đạt 18/19 tiêu chí (riêng tiêu chí chợ không phải thực hiện) và chính thức về đích NTM vào cuối năm 2015. Trong giai đoạn 2011- 2015, xã đã huy động hơn 173 tỷ đồng để xây dựng NTM, trong đó nhân dân tự đầu tư và đóng góp trên 110 tỷ đồng, gần 1.800 ngày công lao động và hiến 720 m2 đất nông nghiệp. Các công trình hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng; đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng cơ bản đã được cứng hóa…

Khó giữ “áo mới”

Những ngày này về Hồng Phương, đi trên con đê dẫn vào xã mới thấy rõ sự thay da đổi thịt, trù phú của mảnh đất này. Ông Nguyễn Văn Tình – Chủ tịch UBND xã Hồng Phương cho biết, để đạt chuẩn NTM đã khó, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí lại càng khó hơn. “Tuy nhiên, càng khó càng phải làm và làm cho bằng được” – ông Tình nhấn mạnh.

img

 Xã Hồng Phương (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) luôn chú trọng phát triển nông nghiệp.ảnh: Việt Tùng

Hiện xã đang thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh. Phấn đấu cuối năm 2017 thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 37 triệu đồng/năm”. 
Ông  Nguyễn Văn Tình

Theo đó, để nâng cao chất lượng các tiêu chí, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã xây dựng lộ trình và các giải pháp cho từng năm trong giai đoạn 2016-2020, nhất là đối với các tiêu chí dễ biến động như: Thu nhập, hộ nghèo, y tế, môi trường, hệ thống chính trị. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu.

Cụ thể, đối với các tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, xã tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đưa tiến bộ KHKT với những giống cây, con có năng suất cao vào sản xuất; khuyến khích bà con đầu tư, phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm...

Ngay từ đầu năm 2017, xã đã triển khai xây dựng mô hình thí điểm sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với mức đầu tư trên 3,7 tỷ đồng.  /.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem