Gập ghềnh đi cùng con chữ: Giảm bớt thiệt thòi cho trẻ em nông thôn

Nguyễn Công (ghi) Thứ bảy, ngày 12/09/2015 08:56 AM (GMT+7)
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều kết quả tích cực trong thực hiện chiến lược giảm nghèo bền vững khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Bình luận 0

Tuy nhiên, nhìn ở mặt bằng chung, điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống của người dân khu vực miền núi, nhất là tại các xã, thôn, ấp, bản, buôn thuộc diện đặc biệt khó khăn vẫn còn kém phát triển so với các vùng đồng bằng và đô thị.

Chia sẻ với NTNN về vấn đề nêu trên, bà  Nguyễn Hồng Lý  -  Phó Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cho rằng:

img

Đường đến trường của các em học sinh nghèo vượt khó ở xã Tân Thành, Hàm Yên, Tuyên Quang đỡ vất vả nhờ tấm lòng của bạn đọc. (ảnh: L.s)

Để rút dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, bên cạnh sự tác động chính sách của Nhà nước thì rất cần có thêm sự chung tay góp sức, chia sẻ, hỗ trợ của toàn xã hội đối với đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chương trình “Bánh xe yêu thương- Nâng bước tới tường” do Báo Nông Thôn Ngày Nay thực hiện dưới sự phối hợp chỉ đạo của T.Ư Hội NDVN và Ủy ban Dân tộc đã và đang góp phần thực hiện mục tiêu đó. Chương trình đã khảo sát, phân tích và chọn đúng đối tượng hỗ trợ- đó là học sinh nông thôn, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

"Để rút dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, bên cạnh sự tác động chính sách của Nhà nước thì rất cần có thêm sự chung tay góp sức, chia sẻ, hỗ trợ của toàn xã hội đối với đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 
Bà  Nguyễn Hồng Lý  -  Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN 

Nếu ở vùng đồng bằng, đô thị việc đi học đối với học sinh thuận lợi thì ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, việc đi học của học sinh rất vất vả. Do điều kiện địa hình tự nhiên bị chia cắt, dân cư sinh sống phân tán, các trường, điểm trường ở  rất xa nên các em học sinh thường phải đi bộ tới lớp. Nhiều nơi, hành trình đi bộ tới trường kéo dài cả mấy tiếng đồng hồ, ảnh hưởng đến sức khỏe, việc học tập của các em. Đây cũng là nguyên nhân dễ tác động tới tâm lý của các bậc phụ huynh và học sinh khiến các em chán học, bỏ học. Trong điều kiện như vậy, với mục tiêu vận động 1.000 xe đạp tặng học sinh dân tộc thiểu số nghèo miền núi, nông thôn của chương trình “Bánh xe yêu thương- Nâng bước tới trường” rất có ý nghĩa.

Năm 2014, qua chương trình, Báo Nông Thôn Ngày Nay đã tặng 100 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo ở xã Pa Ham và Nậm Nèn, huyện Mường Chà (Điện Biên). Trước thềm năm học mới 2015, Báo Nông Thôn Ngày Nay tiếp tục thực hiện chương trình với việc tổ chức tặng 70 xe đạp và mũ bảo hiểm, đồ dùng học tập, sách, vở cho các em học sinh thuộc 2 xã Tân Thành, huyện Hàm Yên và Linh Lai, huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang. Nhân dịp này, rất mong các tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, ủng hộ, đóng góp cho chương trình để ngày càng có thêm các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ, tiếp thêm nghị lực trên con đường đi tới tri thức…

Bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực

“Việc Báo Nông Thôn Ngày Nay tổ chức chương trình Bánh xe yêu thương- Nâng bước tới trường  là hoạt động hết sức có ý nghĩa, nhân văn và thiết thực trong việc hỗ trợ trẻ em nghèo vượt khó. Những chiếc xe đạp sẽ là nguồn động viên để nâng bước các em tới trường, rút ngắn khoảng cách giữa trường và nhà. Theo tôi, Nhà nước cần có những chính sách tốt để huy động tối đa nguồn lực của xã hội, hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên học tập. Tôi đánh giá cao những hoạt động như vậy. Đây đồng thời cũng thể hiện chính sách xã hội hóa trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em”.

Ông Chu Tuấn Thanh – Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Uỷ ban Dân tộc Đánh thức lòng trắc ẩn

“Nhiều năm qua, Uỷ ban Dân tộc đã phối hợp với các báo thực hiện nhiều chương trình tặng quà cho người dân, các em học sinh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa như tặng chăn ấm, quần áo, sách vở, học bổng…Tương tự như vậy, chương trình “Bánh xe yêu thương-Nâng bước tới trường” là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa. Những chiếc xe đạp sẽ san sẻ bớt những nhọc nhằn trên con đường đến trường của các em. Đồng thời xây dựng ý thức trách nhiệm, tạo động lực cho các em học tập, mong muốn các em sau này khi được đào tạo tốt sẽ quay trở về góp phần giúp đỡ, xây dựng quê hương mình.  Không chỉ có những chiếc xe đạp đã được trao tặng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm qua, mà thông qua chương trình này, đã có thêm nhiều cá nhân, tổ chức xã hội và doanh nghiệp quan tâm hơn đến những trẻ em có nguy cơ phải bỏ học do thiếu phương tiện tới trường.

Minh Nguyệt - Lê San (ghi)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem