Đồng Nai: Người chăn nuôi cạn vốn

Thứ năm, ngày 23/08/2012 09:44 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Đồng Nai là thủ phủ của chăn nuôi lợn với tổng đàn lên đến 1,2 triệu con. Tuy nhiên, vào thời điểm này, rất nhiều hộ chăn nuôi đang vật lộn với khó khăn do thiếu vốn.
Bình luận 0

Suốt từ tháng 3 tới nay, ông Bùi Đức Lợi - chủ trang trại gần 900 lợn thịt và 120 lợn nái tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) luôn đau đầu vật lộn duy trì đàn lợn của mình vì thiếu vốn để mua cám và các chi phí khác cho đàn lợn.

img
Do thiếu vốn, nhiều hộ chăn nuôi muốn thế chấp tài sản bằng chính đàn lợn của gia đình mình.

Ông Lợi tâm sự: “Hiện tôi đang rất cần vốn để mua cám ăn duy trì đàn lợn trong thời điểm giá lợn xuất chuồng đang xuống thấp kéo dài. Nhưng để vay thêm được vốn của Ngân hàng NNPTNT Việt Nam (Agribank), thì không được nữa, vì nhà tôi đã thế chấp hết nhà, đất cho ngân hàng cho hợp đồng vay vốn lần trước rồi. Do vậy, nay muốn vay thêm vài trăm triệu, nhưng không còn tài sản để thế chấp nữa”.

Trại lợn Minh Trí với 1.000 con cả thịt và nái ở xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu của ông Trí đã phải đưa chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đến một ngân hàng thương mại cổ phần ở TP. Biên Hòa để thế chấp vay vốn. Song khi nghe ông Minh Trí trình bày là vay về mua cám lợn, đại diện của ngân hàng này đã từ chối ngay. Lý do mà phía ngân hàng đưa ra là do, lợn đang xuống giá, có khi còn không bán được, ngân hàng sợ không thu hồi được nợ.

Không chỉ người nuôi heo, các hộ nuôi gà đẻ trứng thương phẩm cũng đang khốn đốn, vì chưa biết xoay xở đâu ra nguồn vốn để duy trì đàn. Chị Bùi Thị Tuyết Lan - chủ trại gà trứng 50.000 mái đẻ, ở xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom cho biết: “Nếu tính hết mọi chi phí sản xuất, giá thành 1 quả trứng gà hiện nay khoảng 1.400 đồng. Tuy nhiên, giá xuất bán ra chỉ khoảng 1.200 đồng/quả, tính ra đàn gà thu hoạch trứng 1 ngày đạt 85%, mỗi tháng gia đình tôi lỗ hơn 240 triệu đồng”. Không có vốn, chị Lan đành liều đem đàn gà ra ngân hàng thế chấp để vay vốn, nhưng cũng không được ngân hàng chấp nhận.

Ông Nguyễn Kim Đoán- Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng: “Đây là thời điểm hết sức khó khăn của người chăn nuôi, do lợn bị rớt giá thê thảm trong thời gian dài, nhưng người chăn nuôi lại không tìm đâu ra vốn để duy trì sản xuất. Nếu ngân hàng không tiếp sức, người chăn nuôi sẽ rất khốn đốn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem