Nuôi con đặc sản to bự trong bể xi măng mọc kín lục bình, anh nông dân Kiên Giang bắt lên là bán hết sạch

Trần Ngọc Bích (TTKN Kiên Giang) Thứ hai, ngày 26/06/2023 05:06 AM (GMT+7)
Thông qua việc thực hiện chuyên đề “nông dân sản xuất giỏi” xã Vĩnh Phú, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) xuất hiện nhiều hội viên nông dân làm ăn có hiệu quả trong đó điển hình có hộ ông Danh Lạnh nuôi ba ba trong bể xi măng.
Bình luận 0

Với 3 ha đất canh tác lúa và khoảng 2.000 m2 đất vườn, những năm trước ông sử dụng quỹ đất này để trồng lúa và chăn nuôi heo, nhưng do thiên tai và dịch bệnh nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao, đời sống gặp nhiều khó khăn. 

Sau khi tham gia hội nông dân xã và được đi tham quan nhiều mô hình nông dân sản xuất giỏi, ông Danh Lạnh, nông dân xã Vĩnh Phú, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) nhận thấy ba ba là loài dễ nuôi, ít bệnh, và đang được ưa chuộng nên đây là mô hình có triển vọng nhất. 

Dám nghĩ dám làm ông bắc đầu tìm hiểu về tập tính và kỹ thuật nuôi loài thủy đặc sản này. Đầu năm 2020 ông mạnh dạng đầu tư gần 100 triệu đồng gia cố bờ bao xung quanh mãnh ruộng để thả 3.000 con ba ba giống.

Nuôi con đặc sản to bự trong bể xi măng mọc kín lục bình, anh nông dân Kiên Giang bắt lên là bán hết sạch - Ảnh 1.

Mô hình nuôi ba ba-con đặc sản trong bể xi măng thả kín lục bình của ông Danh Lạnh, nông dân giỏi xã Vĩnh Phú, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang).

Giai đoạn đầu do chưa nắm chắc kỹ thuật, lại thêm diện tích quá rộng nên gặp khó khăn trong việc chăm sóc và quản lý. Vì vậy sau hơn một năm nuôi, hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Sau khi tìm hiểu kỹ nguyên nhân, để khắc phục những thiếu xót của mô hình ông Lạnh đã quyết định xây bể để nuôi ba ba.

Bể được xây bằng xi măng rộng, có 02 bể mỗi bể 40 m2 cao 1,5-1,7m  bên trong có lót bạc cao su, trong bể có lót một lớp cát dày 20 cm, gần cống thoát nước đặt một sàn ăn, sàn ăn đặt cố định và hơi nghiêng một góc 30 - 40cho ba ba dễ bò lên ăn và tắm nắng. 

Giai đoạn đầu ông Lạnh cho ba ba ăn thức ăn dạng viên, về sau cho ăn kết hợp với thức ăn tươi sống như ốc, cá tạp…để giảm chi phí. Trong 4 tháng đầu ông cho ăn 2 lần/ ngày, sau 4 tháng giảm còn 1 lần/ ngày.

Sau hơn một năm nuôi trọng lượng ba ba đạt từ  0,7-1,5 kg có thể xuất bán. Tùy theo trọng lượng mà giá bán cũng khác nhau ba ba càng lớn giá bán càng cao. Theo ông Lạnh: Ba ba nuôi trong bể có nhiều ưu điểm là lớn nhanh, dễ quản lý, thu hoạch dễ dàng.

Sau hơn một năm nuôi ông xuất bán  được 1.800 kg ba ba thương phẩm với giá ba ba thương phẩm là 150.000 đồng /kg thu được 270 triệu đồng còn khoảng 100 con ba ba chưa đạt trọng lượng nên giữ lại nuôi tiếp để bán lẻ cho các nhà hàng và quán ăn trong huyện. 

Sau mỗi vụ nuôi ba ba trừ các khoảng chi phí ông lời hơn 200 triệu đồng. Ngoài việc mở rộng qui mô nuôi ba ba trong trong thời gian sắp tới ông còn dự định xây dựng bãi cho ba ba đẻ, để có được nguồn con giống chủ động hơn.

Theo ông Lạnh bí quyết nuôi ba ba thành công là ngoài việc chọn được con giống tốt thì môi trường sống là yếu tố quan trọng,  phải thường xuyên  quan sát màu nước, khả năng bắt mồi. 

Nên cho ba ba ăn trên sàn để dễ dọn thức ăn thừa tránh làm bẩn nước. Khi nuôi được 3-4 tháng phải tiến hành sang thưa mật độ và phân cỡ tránh con lớn cắn con bé.

Có thể thấy mô hình nuôi ba ba trên bể xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được nhiều hộ trong xã tham quan học hỏi. Để trở thành vật nuôi giúp các hộ trong xã thoát nghèo cần sự quan tâm của các ban ngành và mở thêm các lớp tập huấn phổ biến kiến thức giúp bà con nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem