Nuôi bò thu 1,5 tỷ đồng

Thứ tư, ngày 27/04/2011 13:59 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Đây là mùa sương thứ 30 của ông Phạm Văn Tế ở Mộc Châu, Sơn La. Mỗi mùa sương là một mùa đồng cam cộng khổ và là "liều thuốc" thử thách "lời thề tình yêu" của ông với mảnh đất quê hương thứ hai này.
Bình luận 0

Ông Tế quê gốc ở đất lúa Quỳnh Phụ, Thái Bình. Năm 1979, lúc mới 20 tuổi hưởng ứng lời kêu gọi thanh niên miền xuôi lên miền núi để tập trung phát triển các nông, lâm trường ở các tỉnh phía Bắc, ông đã lên đường lên Mộc Châu.

img

Ông Tế chăm sóc đàn bò của gia đình.

Trai quê lúa vốn dĩ cần cù, thêm nữa, trốn nỗi nhớ nhà, ông vùi đầu vào công việc. Thấy ông cần mẫn, chăm chỉ, nông trường đã trao cho ông một phần thưởng bất ngờ ấy là điền tên ông vào danh sách những công nhân được cử đi học lớp chăn nuôi ở Sông Bôi, Hòa Bình.

Khóa học kéo dài 3 năm. Sau khóa học ấy, trở lại nông trường, ông được phân làm Trại trưởng Trại Vườn Đào. Khi ấy, trại có 30 công nhân, nuôi bò trên diện tích 62ha. Từ thực tiễn lao động, ông thấy, khoán bò đến từng hộ gia đình, để mỗi người có trách nhiệm hơn trong sản xuất.

Cách làm ấy là điều ông hằng mong mỏi. Ông trình bày mong muốn đó đến nông trường. Ý kiến, nguyện vọng của ông cũng là điều mà lãnh đạo nông trường ấp ủ bấy nay. Tuy nhiên cơ chế chưa cho phép nên "chiếc chìa khóa vạn năng" đó vẫn chưa thể dùng.

Cơn gió mới khoán hộ đã lùi xa được tròn 20 năm. Cũng từ độ ấy, so với các hộ chăn nuôi khác trong xóm, không năm nào đàn bò của gia đình ông không đứng đầu về sản lượng cũng như chất lượng sữa. Ông bảo, ông không thể… về nhì được.

Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại bò, ông cho biết, hiện tại, đàn bò của ông đã lên tới 40 con. Năm ngoái, chúng cho gia đình ông một khoản thu là 1,5 tỷ đồng. Năm nay, ông đặt mục tiêu thu nhập là 2 tỷ đồng. "Con số ấy không có gì là to tát đâu, trong tầm tay tôi đấy"- ông cười nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem