Vụ ly hôn Trung Nguyên: Bản án giám đốc thẩm có phải là cuối cùng?

Quỳnh Nguyễn Thứ sáu, ngày 06/12/2019 14:00 PM (GMT+7)
Nếu không đồng thuận với quyết định của bản án phúc thẩm vừa mới tuyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo có quyền làm đơn đề nghị xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực. Nhưng, liệu đây có phải thủ tục cuối cùng để kết thúc "trường án" Trung Nguyên?
Bình luận 0

Như Dân Việt đã thông tin, sau 3 ngày diễn ra phiên phúc thẩm, chiều 5/12, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tiến hành tuyên án vụ tranh chấp ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên.

img

Vụ ly hôn của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên kéo dài từ năm 2015 đến nay.

Theo đó, HĐXX tuyên công nhận ly hôn giữa bà Thảo và ông Vũ; công nhận sự tự nguyện thỏa thuận, giao bà Thảo nuôi con chung, chấp nhận sự tự nguyện của ông Vũ cấp dưỡng nuôi 4 con, thời gian cấp dưỡng từ năm 2013 đến khi các con học xong đại học.

Giao cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần chung tại Trung Nguyên, đồng thời, giao cho bà Thảo sở hữu toàn bộ tiền, vàng, ngoại tệ trong ngân hàng.

Sau phiên tòa, ông Vũ chia sẻ hài lòng với phán quyết. Trong khi đó, luật sư phía bà Thảo cho rằng, bản án vẫn còn nhiều điểm không phù hợp và sẽ kiến nghị Giám đốc thẩm.

Trao đổi với Dân Việt về những vấn đề pháp lý liên quan nếu bà Thảo kiến nghị Giám đốc thẩm bản án, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm.

img

Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM.

Theo luật sư Bình, trường hợp Tòa án, VKS hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.

Chánh án TAND cấp tỉnh kiến nghị Chánh án TAND cấp cao hoặc Chánh án TAND tối cao, Chánh án TAND cấp cao kiến nghị Chánh án TAND tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này.

Như vậy, nếu bà Thảo thấy bản án phúc thẩm có những căn cứ như đã nêu trên thì trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm.

"Theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sau thủ tục kháng nghị Giám đốc thẩm là thủ tục tái thẩm. Đây là thủ tục xét lại bản án, tức quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà tòa án, các đương sự không biết được khi tòa án ra bản án, quyết định đó", luật sư Bình cho biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem