Không có cơ sở hủy hôn trái pháp luật

Thứ hai, ngày 22/10/2012 11:16 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Cô chú tôi lấy nhau năm 1986 trên cơ sở tự nguyện nhưng không đăng ký kết hôn. Sau khi cưới thì cô tôi đã chuyển về ở cùng với ông bà nội nhưng chưa chuyển hộ khẩu về...
Bình luận 0

... Gia đình sống hòa thuận, hạnh phúc, đến năm 2004 bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn. Sau đó, cô tôi đã bỏ về sống với bố mẹ đẻ và đăng ký tạm trú ở tại nhà bố mẹ đẻ. Năm 2010, chú tôi gửi đơn đến tòa án yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật. Vậy vấn đề trên phải làm thế nào?

Nguyễn Tiến Thành (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội)

Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân - Gia đình năm 2000 thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức do pháp luật quy định. Cơ quan đăng ký kết hôn đăng ký việc kết hôn, ghi vào sổ kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn thì nam - nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng.

Tuy nhiên, trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực, Nhà nước vẫn thừa nhận những trường hợp không đăng ký kết hôn vẫn được coi là hôn nhân thực tế. Nghị quyết 35/2000/QH10 của Quốc hội thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: "Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3.1.1987 ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn, trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000".

Theo đó, cô chú bạn kết hôn năm 1986 trên cơ sở tự nguyện, quan hệ vợ chồng của cô chú bạn đã được xác lập. Đây là quan hệ hôn nhân thực tế, yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật của chú bạn không có cơ sở pháp lý.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem