Phát hiện anh em của quái vật hồ Loch Ness ẩn nấp trong vùng biển ngoài khơi Cornwall

Thứ bảy, ngày 16/10/2021 13:39 PM (GMT+7)
John Holmes đã tung ra những hình ảnh kỳ lạ mà ông ghi lại được vào năm 1999 tại Vịnh Gerrans, ngoài khơi Bán đảo Roseland, ở Cornwall.
Bình luận 0
Anh em của quái vật hồ Loch Ness ẩn nấp trong vùng biển ngoài khơi Cornwall, Mỹ - Ảnh 1.

Suốt hàng trăm năm qua, rất nhiều người tuyên bố đã từng chạm trán với những sinh vật biển khổng lồ này. Ảnh: Getty

Trong nhiều năm qua, hàng chục người đã tuyên bố nhìn thấy một sinh vật giống rắn dài 20m, có làn da sẫm màu cùng những cái bướu trên lưng, đang trườn mình qua biển. Nhiều người trong số đó tin rằng đây là plesiosaurs, loài thằn lằn đầu rắn xuất hiện lần đầu tiên cách đây 203 triệu năm.

Vụ chạm trán đầu tiên được cho là diễn ra vào khoảng 140 năm trước, khi những ngư dân ở Vịnh Gerrans đánh bắt được một con quái vật cổ dài. Từ đó xuất hiện rất nhiều truyền thuyết, trong đó sinh vật bí ẩn được đặt tên là Morgawr, nghĩa là "người khổng lồ biển Cornish".

Vào tháng 7/1949, Harold T Wilkins cùng một người bạn kể lại rằng họ đang ở trong một con lạch thủy triều ở Cornwall thì bỗng nhìn thấy hai con thằn lằn khổng lồ, dài khoảng 5-6m, trông giống như một cặp plesiosaur Mesozoi (một loài bò sát biển).

Anh em của quái vật hồ Loch Ness ẩn nấp trong vùng biển ngoài khơi Cornwall, Mỹ - Ảnh 2.

Quái vật hồ Loch Ness là một minh chứng về loài plesiosaurs thời hiện đại. Ảnh: Getty

Năm 2002, một cựu nhân viên Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tên John Holmes tuyên bố rằng ông đã chụp được loài bò sát này bằng máy ảnh vào thời điểm 3 năm trước đó ở Vịnh Gerrans, ngoài khơi Bán đảo Roseland. Ông nói: "Tôi nghĩ nó là một sinh vật sống. Tôi tin rằng có một nhóm khủng long thường xuyên di chuyển khắp các đại dương trên thế giới".

Trên thực tế, có rất nhiều người ở khắp thế giới, giống như ông Holmes, tin rằng những plesiosaurs vẫn còn sống cho đến tận ngày nay. Ví dụ về plesiosaur nổi tiếng nhất mà chúng ta biết đến chính là quái vật hồ Loch Ness huyền thoại.

Mặc dù vậy, khi các nhà nghiên cứu từ New Zealand trích xuất DNA từ các mẫu nước từ hồ Loch Ness vào năm 2019, họ đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về sự tồn tại của sinh vật này. Giáo sư Neil Gemmell nói với BBC: "Tôi không nghĩ rằng ý tưởng về plesiosaur phù hợp với dữ liệu mà chúng tôi thu được. Tuy nhiên, có một lượng rất lớn DNA của cá chình tại đây. Cá chình sống chủ yếu ở hồ Loch Ness, vì vậy đây có thể là một lời giải thích hợp lý hơn!"

Lê Phương (Daily Star)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem