45 năm tìm được con từ “báo mộng” của người vợ quá cố

Cao Nguyên – Hà Kiều (Dòng Đời) Chủ nhật, ngày 23/03/2014 11:37 AM (GMT+7)
Rồi một điều lạ đã xảy ra. Hôm ấy, ông đang ngủ trưa. Trong cơn mê, ông gặp lại người vợ quá cố của mình, giọng nói vẫn vậy, không thể lẫn vào đâu. Vợ ông nói với ông về tông tích người con thất lạc, rõ đến từng chi tiết...
Bình luận 0
Cuộc hội ngộ thần kỳ của cha con cụ Nguyễn Não (80 tuổi, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh) và anh Trần Ngọc Châu (47 tuổi, xã Cẩm Kim, TP.Hội An) sau gần 50 năm sau qua những giấc mộng chiêm bao của người vợ quá cố đã phần nào nói lên tình cảm thiêng liêng, cao cả của tình thâm.

Cha mẹ mất sớm khi mới 7 tuổi, ông Nguyễn Não về sống với bà nội già yếu. Mọi cơ cực cuộc đời dường như ông đã nếm trải từ thuở ấu thơ. 9 tuổi, ông đã phải lăn lộn khắp đầu làng, cuối xóm lao động nặng nhọc để kiếm miếng ăn sống lay lắt qua ngày

Cũng bởi chiến trang mà ông mất vợ, lạc con.
Cũng bởi chiến trang mà ông mất vợ, lạc con.

Cũng bởi chiến tranh…

Năm 1987, anh Châu đi lính tại đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Năm 1992, anh lấy vợ và sinh được 2 đứa con, không may mắn 1 đứa đã qua đời sớm. Năm 1993, anh có ý định vào Nam tìm cha. Làm lụng được đồng nào anh lại gửi mình lên những chuyến xe vào Nam. Mỗi năm anh đi 2 đến 3 chuyến vào Nam, dò la khắp nơi, từ Đồng Nai, cho đến các tỉnh miền Tây lân cận.

Một thân một mình giữa trời Nam rộng lớn, anh Châu không biết phải tìm ở đâu và bắt đầu từ đâu. Anh châu cũng đã đăng kí lên chương trình “như chưa hề có cuộc chia ly” nhưng với thông tin ít ỏi, và nhiều ký ức đứt đoạn, chương trình cũng khó mà tìm ra được người thân cho anh

16 tuổi, ông đã tham gia vào đội thanh niên xung kích của địa phương, tiếp đó ngược xuôi khắp các tỉnh của chiến trường Tây Nguyên ác liệt. Năm 1954, ông lại trở về với cuộc sống lam lũ vất vả vốn có của mình với bao lo toan về miếng cơm manh áo. Cũng trong khoảng thời gian này, ông lập gia đình, có vợ, 4 con trai, nhưng không may mắn, căn bệnh sốt rét đã cướp đi mạng sống của một đứa con

Năm 1965, ông tiếp tục tham gia kháng chiến chống Mỹ. Đến năm 1969, ông bị địch bắt và đưa ra nhà tù Côn Đảo để lại vợ và 3 đứa con nhỏ thơ dại nơi quê nhà. Vợ ông ở nhà tần tảo lo chăm đàn con. Tháng 10/1969, vợ ông bị giặc bắt đi thủ tiêu giết bỏ lại 3 đứa trẻ lạc lõng, không nơi nương tựa.

Khi ấy người con lớn nhất là Sâm, phải lo lắng cho hai em của mình là Sơn và Dũng. Sâm đã tự bươn chải, làm hết nghề này đến nghề khác để kiếm tiền lo cho các em. Vài năm sau đó, căn nhà tranh ba mẹ để lại bị giặc Mỹ bắn cháy, ba anh em chẳng biết nương tựa vào đâu. Trong cảnh loạn lạc ấy, bé Dũng khi ấy mới 24 tháng bị người hàng xóm bồng đi mất.

Phần người cha ở tận ngoài Côn Đảo, ông cùng bao đồng chí đã chịu không biết bao nhiều hình phạt, tra tấn dã man của giặc. Sau nghe tin từ một người cùng quê về chuyện gia đình mình, ruột gan ông đau như cắt. Sau khi vùng lên nổi dậy cướp tù thành công, các đồng chí yếu sức và chị em phụ nữ được tàu đưa về trước.

Ông Não cùng anh em ở lại đảo 20 ngày làm nhiệm vụ, dù trong lòng háo hức, nôn nao muốn nhanh về đất liền tìm con, nhưng ông vẫn ở lại đảo làm trọn nghĩa vụ người lính của mình. Sau khi lập quân quản, ông về đất liền. Với 2 đứa con đầu, ông nhanh chóng tìm được, còn đứa con út thì vẫn không hề có tin tức nào nhưng ông quyết tâm tìm cho được

Giấc chiêm bao thần kỳ

Dò la, thăm hỏi, cứ nghe ở đâu nói có người mồ côi, cũng mong muốn tìm cha, là dù xa mấy, đường đi có khó tìm, có khó khăn đến đâu thì ông cũng cố gắng tìm tới. Không tiền, không xe máy, những cuộc hành trình tìm con của ông luôn bên cạnh là chiếc xe đạp cũ. Và rồi không biết bao lần ông phải hụt hẫng, tắt lửa hi vọng, lặng lẽ đạp xe mấy chục km ra về trắng tay cùng nỗi buồn trĩu in hằn trên khuôn mặt gầy hốc hác của người cha đau đáu nỗi niềm về con. Ông đã hai lần nhìn lầm con.

Đứa con trai ông Não giờ cũng có một mái ấm gia đình hạnh phúc ở Hội An.
Đứa con trai ông Não giờ cũng có một mái ấm gia đình hạnh phúc ở Hội An.

Rồi một điều lạ đã xảy ra. Hôm ấy, ông đang ngủ trưa. Trong cơn mê, ông gặp lại người vợ quá cố của mình, giọng nói vẫn vậy, không thể lẫn vào đâu. Vợ ông nói với ông về tông tích người con thất lạc, rõ đến từng chi tiết: “Dũng còn sống, ngày xưa được cho ở Tam Kỳ, rồi họ đem vô Đồng Xoài (Bình Phước), rồi lại có ông ở ngoài Hội An xin về nuôi, Dũng đã thay tên đổi họ, đầu tóc bạc trắng”.

Ông Não mới hỏi vợ “Hội An, ở chỗ nào?”. Bà đáp “Cẩm Kim, Hội An”. Thế rồi, ông bất giác tỉnh giấc, trong lòng không khỏi bàng hoàng. Nhưng tuổi cũng đã lớn không thể đạp xe như thời còn trẻ, tiền bạc cũng không còn sau bao lần tìm con bất thành, ông chưa có điều kiện đi tìm con.

Một thời gian sau, vợ ông lại báo mộng cho ông lần nữa. Hỏi ông tại sao vẫn chưa đi tìm con, ông cũng kể về hoàn cảnh khó khăn về tiền bạc. Hôm sau, bỗng có người vô nhà ông mua cây xanh cảnh trong vườn. Vậy là có được ít tiền, ông khăn gói đi Cẩm Kim. Ông Não đón xe buýt đi Hội An, xe dừng ở Vĩnh Điện, ông mới tìm xe ôm nhờ chở đến Cẩm Kim.

Qua đò, đến Cẩm Kim, ông Não cũng không biết bắt đầu tìm từ đâu. Thấy cô giữ xe ở bến đò, ông mới hỏi thăm. Cô giữ xe nhiệt tình, gọi cho ông chủ tịch hội chữ thập đỏ (HCTĐ) ở đó, dẫn ông Não đi tìm con. Lát sau, Chủ tịch HCTĐ đến chở ông đi đến UBND xã để hỏi thăm. Nhưng không may hôm ấy là chủ nhật, UBND nghỉ làm việc. Ông Chủ tịch HCTĐ nghe phong phanh bên thôn bên cũng có người lạc cha từ nhỏ, là con nuôi và chở ông sang nhà, nhưng vẫn không phải.

Đã đến trưa, nên ông Chủ tịch HCTĐ đưa ông Não về nhà nghỉ ngơi ăn trưa. Đang say mê nói chuyện, bỗng vợ ông Chủ tịch HCTĐ la lên: “A! hay là ông Châu bên thôn 3, hay vào nam tìm cha.”

Ông chủ tịch HCTĐ mới điện cho ba nuôi ông Châu hỏi, đúng là ông Châu được xin từ miền Nam về. Bỏ cơm trưa, 2 người cùng nhau qua nhà ông Châu. Khi đến nhà, ông Châu đã đi làm bên Hội An. Vợ anh Châu điện chồng về, ông Não mới trò chuyện, hỏi gốc gác, thì quả thật rất đúng, đó chính xác là anh Nguyễn Văn Dũng, ông đã thất lạc hơn 45 năm qua.

“Cổ tích” ngày đoàn tụ

Tiếng xe máy vang ngoài cổng, Châu bước vào, vừa mới bỏ mũ ra, nhìn thấy đầu tóc trắng bạc của con, ông Não cũng không nói tiếng nào, Châu cũng vậy, tự dưng rưng rưng nước mắt rồi ôm chầm lấy nhau. “Ba!” Tiếng kêu vui nứt lòng của người con út tội nghiệp. Nước mắt đã rơi, nhưng đó không là nước mắt đau khổ, mà là nước mắt vui sướng đến tột cùng của cuộc hội ngộ kì diệu, ngỡ như không tưởng.

Trong dòng ký ức nhập nhòa, anh chỉ nhớ anh được xin ở miền Nam về nuôi, từ đó anh mặc định cho quê hương xứ sở mình là ở Đồng Nai. Khao khát tìm về nguồn gốc quê hương, tìm về với cha mẹ ruột mình luôn là ước mong lớn nhất trong anh.

Kể về hành trình tìm ba, anh Châu tâm sự, khó khăn thì nhiều, vất vả cũng bao la, nhưng duy có một điều là tăm tích cha mẹ ruột thất lạc mấy chục năm trời vẫn là con số “0” tròn trĩnh. Cái đáng nể ở anh Châu, đó là sự kiên trì, nghị lực và quyết tâm, không ngại gian khó, đúng như phẩm chất của người lính đảo. Vậy là những vất vả anh đã trải qua, đã được đền bù xứng đáng. Bây giờ anh đã biết cha anh là ai, anh có những anh chị em nào, biết được rằng ngoài cái tên “nuôi" Trần Ngọc Châu, anh còn có cái tên Nguyễn Văn Dũng. Cả gia đình đoàn tụ trong niềm vui vỡ òa sau hơn 45 năm trời chỉ bằng một giấc mơ “lạ”.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem