Sách lịch sử phải nói được chuyện thời nay

Thứ sáu, ngày 24/12/2010 16:28 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Tác phẩm giành giải Nhất cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba (2006-2010) của Hội Nhà văn VN tổ chức là cuốn tiểu thuyết lịch sử "Hội thề" của nhà văn Nguyễn Quang Thân. Ra Hà Nội nhận giải, ông đã trò chuyện với NTNN.
Bình luận 0

Lịch sử là những câu chuyện dường như ai cũng đã biết. Vậy theo ông, làm thế nào để làm sống lại một cách sinh động và hấp dẫn những sự kiện lịch sử, con người lịch sử đã quá quen thuộc đó?

- Không phải "dường như ai cũng biết đâu", nhiều người không biết đấy. Xin hỏi mấy thầy cô chấm thi môn sử thì biết mấy cậu tú thời nay hiểu biết về lịch sử ở trình độ nào. Nhưng người viết tiểu thuyết lịch sử không phải là người chép sử hay kể chuyện lịch sử.

img

Muốn làm được thế thì người viết tiểu thuyết lịch sử không nên là nhà sử học, cũng không nên là ông giáo dạy sử mà chỉ nên là nhà văn. Nếu là nhà văn anh ta sẽ mặc sức tưởng tượng, hư cấu và nhờ đó mà lịch sử hiện ra hấp dẫn mới mẻ hơn là vẫn nằm trong sách hay ký ức. 

Anh ta viết những gì anh ta muốn viết trên cái bối cảnh lịch sử cũng do anh ta tự chọn cho cuốn sách của mình. Chính vì thế tiểu thuyết lịch sử mới có cái lạ, cái hấp dẫn, cái chưa ai biết (đương nhiên vì đó là sản phẩm tưởng tượng của nhà văn).

Trong bối cảnh nhiều nhà văn tập trung khai thác về xã hội đương đại, sex, giới trẻ... như hiện nay, theo ông tiểu thuyết lịch sử, dã sử về thời phong kiến có "sống" được không?

Cuộc thi đã nhận được 247 tác phẩm của 245 tác giả tham dự, 51 tác phẩm lọt vào chung khảo. Giải B thuộc về tác phẩm "Chân trời mùa hạ" của Hữu Phương, "Vùng lõm" của Nguyễn Quang Hà, "Quyên" của Nguyễn Văn Thọ. Giải C trao cho 10 tác phẩm.

- Thực ra, nếu tinh ý thì nhà văn nào cũng viết về mấy đối tượng: Trước hết là bản thân mình và sau đó là thời đại mình đang sống, đang muốn "phát biểu ý kiến".

Nếu nhà văn nói mình đang viết về lịch sử thì cũng chỉ là một cách nói để tránh không phải đề cập tới những vấn đề quá tinh tế, quá phức tạp mà thôi.

Victor Hugo vĩ đại có nói: "Khi tôi viết về bản thân tôi thì chính là tôi đang viết về các anh đấy". Cũng có thể nói theo văn hào này: "Khi tôi viết về lịch sử thì chính là tôi đang viết về thời nay đấy!".

Viết cho người thời nay đọc thì phải có cái gì của thời nay, dính dáng đến suy nghĩ, số phận của người thời nay thì mới có người đọc. Đó là cách làm cho tiểu thuyết lịch sử "sống sót", nghĩa là có độc giả.

Nói như ông thì trong tiểu thuyết lịch sử, như cuốn "Hội thề" chẳng hạn, có bao nhiêu sự thật lịch sử?

img Nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử không phải vẽ một bức tranh mới mà sáng tạo, nhào nặn và tái hiện một bức tranh 3D trên nền chính sử nhưng phong phú, đa dạng hơn đã đành mà còn có cái khác biệt rất lớn với những bức trướng chính sử là nó hướng tới độc giả thời nay, nó lôi độc giả thời nay vào cũng suy nghĩ, hành động với nhân vật lịch sử của tiểu thuyết. img

Nhà văn Nguyễn Quang Thân

- Tôi có thể cam đoan tất cả đều là sự thật lịch sử theo quan niệm của tôi, nhà văn, người cho mình cái quyền được lấy lịch sử làm cái phông, cái bối cảnh cho các nhân vật cuốn tiểu thuyết "sinh sống".

Nếu không đúng với sự thật lịch sử thì ai tin? Nhưng đó là những chỗ mà độc giả có thể kiểm toán được đúng sai (cũng so với chính sử mà thôi, còn chính sử chính xác tới mức nào, ai biết chết liền).

Còn những chỗ khác, ví như Lê Lợi dùng nhưng yêu hay ghét Nguyễn Trãi đến mức nào thì không thể căn cứ vào ghi chép trong chính sử mà kết luận được.

Nhà văn cứ viết theo cảm hứng của anh ta và chắc không ai dại gì đi bắt bẻ đúng sai khi anh ta viết rằng Lê Thái Tổ rất thích được tẩm quất còn bà Nguyễn Thị Lộ trẻ trung, xuân sắc thì luôn "bất mãn" vì Nguyễn Trãi mải mê viết thư dụ hàng mà lơ là nhiệm vụ của đức lang quân.

Tác phẩm của ông giành giải trong số vài trăm tiểu thuyết 3 năm gần đây. Ông nghĩ thế nào về điều này?

- Tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều vì tôi không hề gặp hay hỏi bất kỳ ai trong ban chung khảo xem vì sao họ trao giải Nhất cho cuốn sách của tôi.

Nhưng tôi biết chắc chắn rằng, người ta trao giải Nhất cho nó không phải để cổ súy việc học sử đang có xu hướng phai nhạt hiện nay mà vì những lý do khác chẳng dính dáng gì đến lịch sử.

Xin cảm ơn ông!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem