Giữ nghề thổ cẩm Chăm Hroi

Thứ ba, ngày 08/10/2013 09:41 AM (GMT+7)
Kpắ Hriêu (34 tuổi) ở buôn Ma Lưng, xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa, Phú Yên, được mẹ truyền nghề dệt thổ cẩm từ năm 13 tuổi.
Bình luận 0
Đến nay, với tay nghề khéo léo, điêu luyện, Hriêu được chị em ở trong buôn làng coi như một nghệ nhân dệt thổ cẩm truyền thống của xã. Kpắ Hriêu nói: “Là con gái mình phải học nghề dệt thổ cẩm, để khi “bắt” chồng thì mình biết dệt cái áo, tấm khố, chiếc váy… mà làm lễ vật cưới xin theo phong tục người Chăm Hroi. Hơn thế nữa, mình muốn giữ lại sắc màu thổ cẩm của dân tộc mình”.

Chị Hriêu đang dệt thổ cẩm.
Chị Hriêu đang dệt thổ cẩm.

Bà Tun Rao (ở buôn Ma Lưng) cho biết: “Hriêu nó sáng cái đầu lắm, mấy đứa con gái ở buôn này không đứa nào dệt thổ cẩm đẹp bằng nó đâu! Hriêu chọn màu, phối từng sợi chỉ dệt trên thân chiếc áo rất ưa cái bụng”.

Ông Ma Diệu - Trưởng buôn Ma Lưng thì bảo: “Mấy năm trước, Hriêu được Trung tâm Dạy nghề huyện Sơn Hòa mời làm thầy truyền nghề dệt cho các thanh niên trong huyện. Mỗi khi có lễ hội văn hóa, Hriêu được xã cử đi dự thi, thường có giải thưởng mang về”. Ông Nguyễn Thiện Tình- Trưởng phòng Văn hóa – Thể thao huyện Sơn Hòa cũng nhận xét: “Chị Kpắ Hriêu có ý thức gìn giữ văn hóa dân tộc mình. Đây là điều rất đáng quý. Hiện nay, huyện đang tăng cường tuyên truyền tới bà con vùng DTTS biết gìn giữ và phát huy bản sắc nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình”.

Hiện nay, tại các xã như: Suối Trai, Krông Pa, Cà Lúi… nhiều hộ đồng bào còn gìn giữ khung cửi truyền thống dệt thổ cẩm. Một số xã đã vận động những người biết dệt thổ cẩm truyền thống truyền nghề lại cho thế hệ trẻ, để giữ cho sắc màu thổ cẩm không bị thất truyền.
Lê Kha- Đức Tuấn (Lê Kha- Đức Tuấn)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem