Bất ngờ về nước thực sự có lợi trong đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thanh Minh Thứ tư, ngày 27/07/2016 15:04 PM (GMT+7)
Không phải là Nga, Mỹ như những nhận đinh trước đó, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Dự đoán của Nga Nikita Danyuk cho rằng, được hưởng lợi nhiều nhất ở đây là một nước ở Trung Đông.
Bình luận 0

Sau cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều câu hỏi được đặt ra, ai mới thực sự là “ngư ông đắc lợi”  từ những gì đã xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Báo sự thật Pravda.Ru của Nga đã phỏng vấn với Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Dự đoán, Nikita Danyuk về cuộc đảo chính gần đây ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Chuyên gia Nikita Danyuk  nói rằng: "Nói chung, tôi muốn nói rằng gieo hỗn loạn tại Âu Á là một phần của chiến lược toàn cầu của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ không tham gia vào tất cả mọi thứ mà đã diễn ra gần đây. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, có nhiều giả thiết về những người chủ mưu cuộc đảo chính quân sự thất bại. Một trong những giả thiết đó nói rằng cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ là âm mưu của Mỹ và NATO. Chúng ta đều biết rằng Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên lâu năm của NATO và Không quân Thổ Nhĩ Kỳ được kiểm soát trực tiếp của các tổ chức quân sự NATO. Một ví dụ thú vị là, Pháp đã đóng cửa Đại sứ quán, Lãnh sự quán ở Thổ Nhĩ Kỳ ba ngày trước khi cuộc đảo chính. Rất có thể, đã có một sự rò rỉ thông tin về kế hoạch đảo chính”.

Cũng theo chuyên gia Nikita Danyuk, ngoài ra, phản ứng chính thức từ Washington đến muộn hơn dự kiến. “Chúng tôi thấy rằng ông Kerry và Barack Obama bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống hợp pháp Erdogan chỉ một vài giờ sau khi cuộc đảo chính thất bại. Hơn nữa, Mỹ không đề cập đến những sự kiện ở Thổ Nhĩ Kỳ là "cuộc đảo chính", mà gọi đó là sự phản đối phổ biến”, chuyên gia Nikita Danyuk bình luận.

img

Theo đánh giá của chuyên gia Nikita Danyuk, Ả rập Saudi đóng vai trò rất quan trọng ở Trung Đông. Đất nước này tuyên bố rằng họ đóng vai trò lãnh đạo trong thế giới Hồi giáo. Vì vậy, nếu Thổ Nhĩ Kỳ  yếu thế và hỗn loạn, quyền lực trong khu vực sẽ rơi vào tay của Ả Rập Saudi.

Một nhận định khác nói rằng, các sự kiện ở Thổ Nhĩ Kỳ là do bàn tay của giáo sĩ lưu vong Fethullah Gulen, người từng là đồng minh chính trị của ông Erdogan tạo ra.

Ngay lập tức sau cuộc đảo chính, ông Gulen đã trở thành kẻ tình nghi số 1. Từ năm 1995, ông Gulen đã sống lưu vong ở Mỹ và người Mỹ sẽ không dẫn độ ông ta về Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù hai nước đã có ký kết về thoả thuận dẫn độ tội phạm.

Chuyên gia Nikita Danyuk  cho biết: "Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ngay sau khi cuộc đảo chính thất bại mà những người che giấu tội phạm liên quan đến cuộc đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được xem như kẻ thù, chứ không phải là đồng minh. Nếu Gulen thực sự là chủ mưu đảo chính, thì điều đó cũng có nghĩa Mỹ đã nhúng tay vào. Nhưng tôi cho rằng, cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ không phải là sản phẩm của Mỹ, bởi nếu đại sứ quán Mỹ, cũng như các chuyên gia từ các dịch vụ tình báo, CIA, đã tham gia vào cuộc đảo chính, nó đã thành công”.

Cuộc đảo chính đã cho thấy sự chia rẽ trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ. Lần này chúng ta cũng có thể thấy rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bị phân hoá. Lực lượng quân đội nỗ lực để đảo chính là một phần không đáng kể. nếu không ông Erdogan đã không có cơ hội để giành chiến thắng. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem