Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
Theo Daily Star, Nga và NATO đã tạo ra một "khu vực nguy hiểm hạt nhân" đe dọa hủy diệt thế giới. Căng thẳng giữa Nga và phương Tây hiện nay đang đẩy thế giới tiến gần hơn tới một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Cả hai phe đã đặt vũ khí hạt nhân hướng về phía nhau trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chủ trì một cuộc họp về các biên giới với Nga tuần này tại Nhà Trắng.
Nga hiện sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới trong khi NATO sở hữu hầu như toàn bộ số vũ khí hạt nhân còn lại của thế giới.
Tiến sĩ Bruce Blair - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về giải trừ vũ khí hạt nhân - cảnh báo, châu Âu đã trở thành "thùng thuốc súng hạt nhân" giữa Nga và phương Tây. Khu vực này dễ dàng rơi vào chiến tranh bởi "những toan tính hoặc sai lầm", đặc biệt là trong bối cảnh, căng thẳng giữa Nga và Anh đang leo thang đỉnh điểm vì vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal.
Theo ông Blair, NATO lẫn Nga đều đang bị lún vào "cuộc khủng hoảng hạt nhân đáng sợ", làm tăng nguy cơ chiến tranh thế giới thứ 3 bùng nổ. Nga hiện sở hữu 7.000 đầu đạn hạt nhân, theo sau là Mỹ với 6.800 đầu đạn. Thành viên NATO sở hữu năng lực hạt nhân mạnh thứ 3 là Pháp với kho dự trữ chứa 300 đầu đạn hạt nhân, còn Anh có 215 đầu đạn.
Trong khi đó, Bỉ, Đức, Hà Lan và Ý đề là "kho chứa" vũ khí hạt nhân của Mỹ. Tiến sĩ Blair nhận định rằng, việc vũ khí hạt nhân tích tụ ở châu Âu và các cuộc tập trận hạt nhân trong khu vực đã biến nơi này thành "một thùng thuốc súng hạt nhân" thật sự.
Chuyên gia này cũng cảnh báo, sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Mỹ-NATO-Nga vốn đóng vai trò kiềm chế các quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, hiện nay, các bên đang thực hiện chiến thuật "bên miệng hố chiến tranh" hạt nhân nguy hiểm đồng thời ra sức củng cố, kiểm tra năng lực hạt nhân của mình thông qua các cuộc tập trận và chế tạo nhiều vũ khí mới.
"Châu Âu đang trở thành thùng thuốc súng hạt nhân, nơi căng thẳng có thể dễ dàng leo thang lên mức đối đầu hạt nhân. Điều này làm tăng nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân do toan tính hoặc sự cố", Tiến sĩ Blair nhấn mạnh đồng thời nói thêm rằng, ông tin "tính cách và tính khí" của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tăng nguy cơ xung đột hạt nhân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.