Dân Trung Quốc có ăn mận để “diệt sâu bọ”?

Quang Minh – Tổng hợp Thứ năm, ngày 09/06/2016 11:06 AM (GMT+7)
Được cho là nơi khởi nguồn của tết Đoan Ngọ, người dân Trung Quốc có những hoạt động khác với Việt Nam trong ngày lễ quan trọng này.
Bình luận 0

img

Các món ăn truyền thống trong Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam.

Người Việt Nam gọi ngày 5.5 âm lịch là tết Đoan Ngọ, hoặc tết “diệt sâu bọ”. Lí do là bởi thời điểm này trong năm thời tiết rất nóng, sâu bọ phát triển nhiều, nông dân phải tìm cách bảo vệ mùa màng. Ngoài ra, những món ăn như rượu nếp, bánh gio, vải, đặc biệt là mận, cũng được quan niệm là loại đồ ăn có thể “giết sâu bọ” trong người.

img

Khuất Nguyên trên thuyền rồng.

Dù được gọi là ngày “giết sâu bọ” ở Việt Nam hay tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc tuy nhiên khi dịch sang tiếng Anh, đây được thống nhất gọi là “Lễ hội đua thuyền rồng”. Lí do là bởi tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc sẽ có hoạt động đua thuyền rồng truyền thống rất quan trọng.

img

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc.

Ngày 5.5 âm lịch là thời điểm mà ban ngày dài nhất khi mặt trời chiếu rọi lâu nhất. Mặt trời tượng trưng cho rồng và đây là một trong những nguyên nhân sâu xa xuất hiện lễ hội đua thuyền rồng trong tết Đoan Ngọ.

Một nguyên nhân khác phổ biến hơn liên quan tới nhà thơ nước Sở là Khuất Nguyên từng can gián vua Hoài Vương nhưng bất thành. Nước mất, nhà tan, ông làm bài thơ Ly Tao đầy ai oán. Khi không còn đường sống, Khuất Nguyên đã nhảy xuống dòng Mịch La tự vẫn đúng ngày 5.5. Nhân dân hai bên bờ bơi thuyền rồng ra cứu nhưng chỉ vớt được xác của nhà thơ bạc mệnh.

img

Bánh nếp.

Mãi tới năm 2005, chính quyền Bắc Kinh mới coi tết Đoan Ngọ là ngày quốc lễ. Trong dịp này, 3 hoạt động quan trọng nhất bắt buộc phải có là ăn bánh nếp, uống rượu hùng hoàng và bơi thuyền rồng.

Bánh nếp được dân chuẩn bị từ tối hôm trước bằng cách ngâm gạo với lá tre. Nhân của bánh nếp khác nhau tùy vùng, với gạo, thịt, đỗ xanh hoặc hạt tiêu. Tương truyền khi Khuất Nguyên rơi xuống nước, để tránh thủy quái và các loài cá ăn thịt ông, nhân dân đã ném bánh nếp xuống để làm mồi cho cá.

img

Rượu hùng hoàng.

Rượu hùng hoàng được làm bằng cách lên men lúa mạch với hùng hoàng, một khoáng vật màu vàng được nhân dân Trung Quốc dùng để xua đuổi sâu bọ, côn trùng. Có lẽ vì lí do này mà khi lễ Đoan Ngọ tới Việt Nam, người dân hay uống rượu nếp để “giết sâu bọ”. Khuất Nguyên khi chết được cho là tẩm rượu hùng hoàng để tránh bị phân hủy và bị chuột bọ ăn.

Cuối cùng, lễ hội bơi thuyền rồng nhằm tái hiện hoạt cảnh năm xưa khi người dân hai bên bờ lao ra dòng Mịch La cứu Khuất Nguyên nhưng bất thành.

img

Đua thuyền rồng.

Từ lễ hội “giết sâu bọ” ở Việt Nam và tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc có thể thấy tính chất của hai lễ hội này đã khác nhau hoàn toàn và quan niệm dân gian dành cho ngày 5.5 cũng thay đổi rất nhiều theo thời gian.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem