Điều chưa biết về phi công cảm tử Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên

Đăng Nguyễn - SCMP Thứ hai, ngày 11/11/2019 09:55 AM (GMT+7)
Không quân Trung Quốc ngày 11.11 kỷ niệm 70 năm thành lập và bài viết đăng tải trên tạp chí quân sự xác nhận sự tồn tại của các phi công cảm tử Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Bình luận 0

img

Đa số các phi công Trung Quốc tham chiến đều sử dụng tiêm kích MiG-15.

Theo SCMP, Bắc Kinh trong một thời gian dài không tiết lộ các thông tin liên quan đến sự tham gia của binh sĩ Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên. Ước tính thương vong của phía Trung Quốc là từ 149.000 - 400.000 người, theo tờ PLA Daily.

Bài viết dẫn lời kể của Li Han, phi công Trung Quốc tham gia quân tình nguyện (PVA). Li chỉ 27 tuổi khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Các binh sĩ Trung Quốc tham chiến đều được gọi là PVA để phân biệt với quân chính quy PLA và tránh việc Trung Quốc trực tiếp tham chiến chống Mỹ.

Phi công Trung Quốc khi đó tỏ lép vế hơn vì ở bên kia chiến tuyến, nhiều binh sĩ Mỹ dày dạn kinh nghiệm, từng trải qua Thế chiến 2. “Chúng tôi có tinh thần chiến đấu ở mức cao, dù không có nhiều kinh nghiệm”, Li nói. “Nếu như không thể bắn hạ được đối phương thì lao thẳng vào họ luôn là lựa chọn”.

Tuyên bố của Li là lần đầu tiên Trung Quốc xác nhận sự tồn tại của các phi đội cảm tử. Tướng Wang Hai, cựu tư lệnh không quân Trung Quốc, người từng dẫn đầu phi đội PVA trong Chiến tranh Triều Tiên, nói các phi công Trung Quốc trung bình chỉ có 57 giờ bay.

Một cựu sỹ quan giấu tên, hiện đang sống ở thành phố Quảng Châu, nói nhiều phi công khi đó chỉ có vài giờ huấn luyện và ngay lập tức được điều ra tiền tuyến.

img

Li Han chỉ 27 tuổi khi chiến tranh nổ ra và luôn sẵn sàng hi sinh cả tính mạng để tiêu diệt đối phương.

“Gần như toàn bộ phi công Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên đều sẵn sàng chết”, cựu sỹ quan này nói. “Họ có ý chí lớn đến nỗi sẵn sàng để chết”.

Về phần mình, Li vẫn còn sống sau chiến tranh, bắn rơi được 2 máy bay địch và làm hư hại chiếc thứ 3. Một phi công khác là Hua Longyi bắn rơi được 6 máy bay địch, theo PLA Daily.

Hai người khi đó được trao trặng huân chương vì sự dũng cảm. Ngày nay, phi công Trung Quốc không còn được khuyến khích hi sinh tính mạng. “Ý chí là quan trọng, nhưng mạng sống cũng rất đáng giá”, một sỹ quan giấu tên của không quân Trung Quốc, nói. “Ngày nay mọi thứ đã thay đổi. Kiểu chiến đấu cảm tử, lao thẳng vào đối phương không còn là ưu tiên”.

Ngày nay, nhiều phi công Trung Quốc vẫn thiệt mạng trong quá trình bay huấn luyện. Nhiều người quyết ở lại cứu máy bay nên đã không thể kịp nhảy dù, thoát ra ngoài.

“Khi máy bay gặp sự cố thì điều đầu tiên là phải tìm cách đưa nó về căn cứ an toàn”, một phi công Trung Quốc nói. “Chúng tôi không muốn bỏ máy bay của mình”.

Chuyện gì xảy ra nếu Mỹ ném bom hạt nhân TQ trong Chiến tranh Triều Tiên?

Quân đội Mỹ từng có kế hoạch dùng vũ khí hạt nhân chiến lược để dập tắt sức chiến đấu của Trung Quốc bên bờ...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem