Điều tàu chiến tập trận chung ở biển Baltic: Nga-Trung gửi tín hiệu gì?

Phương Đăng Thứ năm, ngày 27/07/2017 09:03 AM (GMT+7)
Cuộc tập trận chung Hải quân đầu tiên ở biển Baltic của Nga và Trung Quốc được cho là tín hiệu cho thấy mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa 2 cường quốc này ngày càng gia tăng.
Bình luận 0

img

Tàu chiến Trung Quốc khai hoa trong cuộc tập trận hải quân chung với Nga ở biển Baltic

Đối với Hải quân Trung Quốc, cuộc tập trận hợp tác hàng hải 2017 với Nga là cơ hội lớn để nước này chứng minh tầm nhìn toàn cầu và thể hiện sự ủng hộ của họ dành cho đối tác chiến lược Điện Kremlin. 

Còn đối với Nga cuộc tập trận chung với Trung Quốc được xem là minh chứng quan trọng cho thấy Moscow có đối tác - nếu không phải là đồng minh - bất chấp phương Tây tìm mọi cách cô lấp họ.

"Giai đoạn đầu tiên của cuộc tập trận hải quân chung Nga-Trung mang tên Hợp tác hàng hải 2017 diễn ra từ ngàu 21.7 đến 28.7. Cuộc tập trận này gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn duyên hải từ 21.7 đến 24.7 và giai đoạn hải tiến từ 25.7 đến 28.7", thành viên hạm đội biển Baltic của Nga Roman Martov nói với hãng tin TASS.  Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nga-Trung Quốc, các tàu chiến của con rồng châu Á cập cảng Baltiysk", theo TASS. 

img

Một trực thăng bay phía trên tàu khu trục tên lửa Hefei của Trung Quốc trong cuộc tập trận hải quân với Nga ở biển Baltic

Những tàu Trung Quốc đang ở biển Baltic tập trận bao gồm khu trục hạm Type 052D, khinh hạm  Type 054A và tàu tiếp tế Luoma Lake. Hair quaan Nga cũng triển khai các tàu hộ tống tối tân của Dự án 20380 - Steregushchy và Boiky. Người Nga cũng triển khai máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-27 Helvet và máy bay ném bom Sukhoi Su-24 Fencer.

Mặc dù cuộc tập trận là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa Moscow và Bắc Kinh, nhưng 2 nước này vẫn thiếu vắng một liên minh quân sự chính thức, theo các nhà phân tích ở cả Nga và Mỹ.

"Liên minh đầy đủ có nghĩa là một cam kết bằng văn bản để hỗ trợ lẫn nhau về mặt quân sự. Nga và Trung Quốc sẽ không có một hiệp định như vậy trong tương lai gần. Tuy nhiên, mức độ hợp tác quốc phòng và phối hợp chính sách thực tế giữa 2 nước này là biển hiện của một liên minh", ông Vasily Kashin, một thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và châu Âu tại Trường Kinh tế cao cấp Moscow cho biết.

Chuẩn đô đốc về hưu Mike McDevitt, một thành viên cao cấp của Trung tâm Phân tích Hải quân cũng nhận xét tương tự rằng dù Bắc Kinh và Moscow đang xích lại gần nhau hơn, nhưng không có khả năng 2 nước này lập một liên minh chiến lược mới. 

"Họ đang xích lại gần nhau hơn. Nhưng không ai trong số các chuyên gia tôi quen biết tin rằng họ đang hướng tới việc thành lập một liên minh chính thức. Cả 2 nước đều không có ý định vượt ra khỏi khuôn khổ "quan hệ đối tác chiến lược", ông McDevitt nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, áp lực từ Mỹ và phương Tây, đặc biệt là dưới thời chính quyền Obama đã đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau.

"Nếu không có áp lực từ Mỹ, hai bên sẽ duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ nhưng tránh tiếp cận quá gần", ông Kashin nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem