Mỹ, Ukraine dựa vào đâu để vạch trần ảnh về MH17 của Nga là giả?

Phương Đăng (theo Telegraph) Chủ nhật, ngày 16/11/2014 19:35 PM (GMT+7)
Chính quyền Ukraine ngày 15.11 mạnh mẽ cáo buộc, hình ảnh vệ tinh mà kênh truyền hình Nga công bố tối 14.11 nhằm chứng minh MH17 bị chiến đấu cơ Ukraine bắn hạ là "giả mạo". Trong khi, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố, đây là những hình ảnh "phi lý".
Bình luận 0
Tối ngày 14.11, kênh truyền hình Nga Chanel One bất ngờ công bố hình ảnh vệ tinh ghi lại giây phút cuối cùng của chuyến bay MH17, theo đó, cho thấy một máy bay quân sự đã nã tên lửa, bắn rơi chiếc máy bay chở khách của Malaysia cướp đi mạng sống của 298 người ngày 17.7.

Bức ảnh mà Chanel One công bố rõ nét đến mức nhìn rõ cả hình ảnh một chiếc máy bay tiêm kích MiG -29 được cho là thuộc lực lượng Không quân Ukraine, bay gần chiếc Boeing 777 của Malaysia và đường đi của quả tên lửa không đối không bắn trúng vào phía buồng lái.

"Chúng tôi đã xem hình ảnh và nhận thấy nó được chụp từ vũ trụ với quỹ đạo thấp bởi vệ tinh do thám của một cơ quan tình báo phương Tây. Căn cứ vào tọa độ hình ảnh, chúng tôi có thể giả định rằng bức ảnh được chụp từ vệ tinh của Mỹ hoặc Anh. Chúng tôi đã tiến hành một phân tích chi tiết đối với hình ảnh này  và nhận thấy nó không có dấu hiệu giả mạo nào", ông Ivan Andrievski, Phó Chủ tịch thứ nhất của Hiệp hội các kỹ sư Nga tuyên bố trên kênh Chanel One.

img 

Ảnh vệ tinh về MH17 do truyền hình Nga công bố tối ngày 14.11.

Tuy nhiên, ngay lập tức, giới chức Ukraine ngày 15.11 tuyên bố, những bức ảnh trên chỉ là đồ giả.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra tuyên bố bác bỏ các bức ảnh và nhấn mạnh giả thuyết của Nga cho rằng, MH17 bị chiến đấu cơ Ukraine bắn hạ là phi lý. Mỹ cho rằng, động thái trên của Nga “nhằm che giấu sự thật và lẩn tránh trách nhiệm đối với thảm kịch MH17”.

Đồng tình, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop mô tả bức ảnh “là hàng giả, được dàn dựng”. 

Trong khi đó, một số chuyên gia phân tích và bloger cũng vào cuộc "mổ xẻ" ảnh vệ tinh về MH17 mà Nga công bố và kết luận, đây là ảnh giả mạo.

Ông Mark Solonin, một nhà văn cho rằng, những bức ảnh đã được chỉnh sửa thành ảnh vệ tinh.

Một số cư dân mạng lại cho rằng chiếc máy  bay trong bức ảnh vệ tinh Nga công bố dường như là Boeing 767 chứ không phải chiếc Boeing 777 xấu số của Malaysia bị rơi ngày 17.7 xuống Đông Ukraine.

Nhiều người còn chỉ ra vị trí logo thương hiệu của Malaysia Airlines trên chiếc máy bay trong ảnh không giống với thực tế.

imgMột số người chỉ ra vị trí lo go thương hiệu giữa chiếc máy bay trong ảnh vệ tinh của Nga (bên dưới) và chiếc máy bay của Malaysia Airline trong thực tế có sự khác biệt.

Chiếc Boeing 777 của Malaysia mang số hiệu MH17 bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine khi đang thực hiện lộ trình từ Amsterdam, Hà Lan tới Kuala Lumpur, Malaysia ngày 17.7.

Ban đầu, Ukraine và phương Tây liên tục cáo buộc, chiếc máy bay của Malaysia đã bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không Buk mà Nga cung cấp cho các chiến binh ly khai ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên,  họ cũng không đưa ra được bằng chứng đáng thuyết phục nào.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem