NATO sắp mắc phải sai lầm lớn nhất trong lịch sử?

Thanh Minh Thứ sáu, ngày 10/06/2016 14:39 PM (GMT+7)
Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sắp thực hiện một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử nếu tiếp tục triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Bằng hành động này, NATO đang tạo ra nhiều mối đe dọa đến châu Âu hơn là đảm bảo an ninh của khối, theo Jochen Bittner, nhà báo Đức, đồng thời là bình luận viên, chuyên gia về an ninh châu Âu.
Bình luận 0

Bittner viết trong bài báo của mình trên tờ Zeit Die rằng: "NATO có thể sẽ mắc phải một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử của khối”.

Theo kế hoạch, NATO triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đầu tiên trên đất liền tại Rumani và triển khai thêm một số khác ở Ba Lan và dự kiến các hệ thống này sẽ hoạt động vào năm 2018.

Mặc dù phương Tây tiếp tục tuyên bố rằng hệ thống phòng thủ tên lửa không nhằm chống lại Nga mà mục đích nhằm vào các quốc gia như  Iran hay Triều Tiên, song Tổng thống Nga Vladimir Putin quả quyết các hệ thống tên lửa phòng thủ Mỹ là nhắm vào Nga, cụ thể là nhắm vào kho vũ khí hạt nhân của Nga.

img

Quân đội Mỹ trong một lễ thượng cờ ở căn cứ quân sự ở Deveselu, Rumani tháng 5.2016.

Tổng thống V.Putin cảnh báo việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Rumani vi phạm Hiệp ước loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) được hai nước ký cách đây gần 30 năm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia Nga. Để đáp trả, Nga đã bổ sung 3 sư đoàn tại khu vực phía Tây và phía Nam đất nước và tuyên bố Nga sẽ vô hiệu hoá các hệ thống tên lửa phòng thủ của NATO ở châu Âu.

Do đó, nếu NATO vẫn tiếp tục triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ thì khả năng Nga rút khỏi IFN ngày càng cao. "NATO đang lo ngại rằng Nga có thể đơn phương rút khỏi hiệp định lịch sử. Tuy nhiên, phải chăng sẽ tốt hơn nếu đóng băng việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO?" Bittner viết .

Tác giả chỉ ra rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của liên minh không phải là kỹ thuật có thể đánh chặn tên lửa Nga ngày nay. Và khả năng Iran hay Triều Tiên sẽ tấn công châu Âu là không quá cao. "Nói cách khác, NATO được bảo vệ bởi tối thiểu nguy cơ gây ra bởi Iran và Bắc Triều Tiên, và đồng thời là rủi ro lớn nhất là Nga sẽ tăng khả năng hạt nhân của mình",  tác giả nhấn mạnh.

Hiệp ước INF đảm bảo cho châu Âu sự an toàn đáng kể hơn so với hai cơ sở phòng thủ tên lửa đáng ngờ, ông Bittner kết luận.

Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu được Mỹ đề xuất từ những năm 80 với mục tiêu chính là để đối phó với Liên Xô. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, kế hoạch này bị gián đoạn một thời gian và được nối lại vào năm 2007 với mục đích mới là để đối phó với tên lửa tấn công từ Iran. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía Nga và lại tiếp tục ngừng trệ. Năm 2009, Tổng thống Barack Obama tiếp tục triển khai hệ thống này, nhằm bảo vệ các đồng minh NATO ở châu Âu đối với các đe doạ từ tên lửa đạn đạo của Iran, CHDCND Triều Tiên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem