Thổ Nhĩ Kỳ thề tấn công Iraq nếu Baghdad không xóa sổ người Kurd

Thứ sáu, ngày 08/06/2018 16:30 PM (GMT+7)
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan thề sẽ mở chiến dịch quân sự ở Iraq nếu chính quyền Baghdad không thể xóa sổ các chiến binh người Kurd.
Bình luận 0

Thổ Nhĩ Kỳ de dọa đánh người Kurd Iraq

Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tấn công các khu vực ở Iraq nếu chính phủ ở Baghdad không thể "xóa sạch" các nhóm vũ trang người Kurd, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN Turk hôm 07.6.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đưa ra những cảnh cáo tương tự đối với Nga, Syria và ngay cả với đồng minh Mỹ. Chính quyền Ankara cũng đã mở những chiến dịch quân sự lớn cống người Kurd ở miền Bắc Syria, chứng minh những cảnh cáo của mình không chỉ là lời nói suông.

Căng thẳng giữa Ankara và người Kurds leo thang từ tháng 7 năm 2015 khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và PKK sụp đổ qua một loạt các cuộc tấn công khủng bố bị cáo buộc bởi các thành viên PKK. Từ đó, Ankara đã mở các cuộc tấn công chống PKK trên phạm vi toàn quốc.

Trong 2 năm 2017 và 2018, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành 2 chiến dịch quân sự mang tên “Lá chắn Euphrates” và “Cành Ô liu” chống lại các lực lượng người Kurd ở Syria, đánh chiếm toàn bộ khu vực phía Bắc tỉnh Aleppo của Syria từ tay IS và người Kurd.

Hồi tháng 1 vừa qua, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng đối lập Syria mang tên Quân đội Syria (FSA) đã mở Chiến dịch “Cành Ô liu” tại quận Afrin phía bắc Syria nhằm "dọn dẹp" YPG và Đảng Liên minh Dân chủ Kurd (PYD) khỏi khu vực biên giới Syria giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.

Đến cuối tháng 3, Ankara thông báo rằng quân đội nước này đã hoàn toàn kiểm soát được Afrin. Tuy nhiên, ông Erdogan nói rằng, các hoạt động sẽ không kết thúc ở Afrin, và tuyên bố rằng các khu vực của Manbij và Idlib sẽ là mục tiêu tiếp theo của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ.

Và đến đầu tháng này, đã có thông tin cho rằng, Mỹ đã thỏa thuận buộc người Kurd phải rút khỏi Manbij, nhường thị trấn này lại cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, trước đấy Quân đội nước này cũng tiến hành các chiến dịch quân sự trong khu vực tự trị người Kurd ở miền bắc Iraq, chính thức được biết đến trong hiến pháp Iraq là Vùng Kurdistan của Iraq.

Tuy nhiên, sự hiện diện của Quân đội Mỹ ở Iraq đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ không dám tung ra các hành động quân sự mạnh mẽ như ở Syria.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, Mỹ đã rút hầu hết quân khỏi Iraq để tập trung lực lượng vào Syria. Hơn nữa, chính quyền của ông Donald Trump còn có ý định sẽ rút quân khỏi Syria, thay thế bằng các đồng minh Ả rập như Saudi Arabia, Qatar và Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). Do đó, chính quyền Ankara coi đây là cơ hội lớn đế tiếp tục truy quét người Kurd Iraq.

img

Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ ở làng Mursitpinar, tỉnh Sanliurfa, phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, đối diện với Ain al-Arab của Syria (được người Kurd gọi là Kobane), trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria

Đánh người Kurd Iraq: Một mũi tên 2 đích của Erdogan

Theo tuyên bố của ông Erdoga, Qandil, Sinjar và Makhmur sẽ được các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ nhắm tới, nếu chính quyền Baghdad không đuổi lực lượng người Kurd khỏi các địa phương này.

Hôm 04.6, tờ Daily Sabah trích dẫn lời của Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cho biết, quân đội nước này có thể sớm bắt đầu hoạt động chống lại các tay súng khủng bố của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở khu vực dãy núi Qandil của Iraq.

Ông Soylu nói rằng, dãy núi Qandil, một khu vực miền núi Iraq gần biên giới Iran bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ coi là một khu căn cứ chính của PKK. "Qandil không còn là một mục tiêu xa xôi đối với chúng tôi, việc tấn công vào đây chỉ còn là vấn đề thời gian.

Hôm 07.6, nhóm khảo sát Gezici nói rằng, ông Erdogan sẽ không đạt được chiến thắng đầu tiên trong cuộc bầu cử sắp tới của Thổ Nhĩ Kỳ và đảng AKP của tổng thống được dự đoán sẽ mất đa số ghế trong Quốc hội, khi người dân nước này đi bỏ phiếu vào ngày 24 tháng 6.

Trước đây, nhà lãnh đạo Erdogan đã kêu gọi người dân nước này đi bầu cử để nhanh chóng mở rộng quyền lực của chi nhánh hành pháp Thổ Nhĩ Kỳ, mà đảng AKP của ông đang lãnh đạo.

Erdogan cũng nói rằng, sau khi công dân Thổ Nhĩ Kỳ đi bỏ phiếu vào cuối tháng 6, "tình trạng khẩn cấp" của Thổ Nhĩ Kỳ, được tuyên bố sau cuộc đảo chính bất thành của giới lãnh đạo quân sự, nhằm lật đổ chính quyền của ông Erdogan, vào tháng 7 năm 2016, có thể bị thu hồi.

Mặc dù đã có 15 năm cầm quyền trong Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng giờ đây đảng AKP và đồng minh quốc gia MHP được dự doán chỉ được có 48,7% người dân ủng hộ, điều này sẽ chấm dứt sự cai trị của đảng cầm quyền của ông Erdogan và các đồng minh trong nước.

Trang Al Monitor báo cáo rằng, các mối đe dọa của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ để tấn công các chiến binh người Kurd đến "giữa một chiến dịch tranh cử nóng bị chi phối bởi tư tưởng dân tộc cực đoan”. Điều này đã làm dấy lên nững nghi ngờ về động cơ của chính quyền Ankara và cá nhân Tổng thống Erdogan trong cuộc bàu cử sắp tới.

Theo các nhà phân tích, hành động tấn công người Kurd ở Iraq sẽ giúp chính quyền Erdogan đạt được 2 mục đích: Một là, mượn cớ đánh người Kurd để chiếm giữ một vùng rộng ở lãnh thổ Iraq; Hai là, dùng hành động quân sự này để nâng cao uy tín cho đảng AKP và cá nhân Tổng thống Erdogan, hòng tiếp tục tại vị lâu dài và mở rộng quyền lực của cá nhân ông Erdogan.

Nhật Nam (Báo Đất Việt)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem