TQ cần xem lại kỹ năng ngoại giao để xua tan căng thẳng

Đăng Nguyễn - SCMP Thứ tư, ngày 07/09/2016 06:55 AM (GMT+7)
Trung Quốc phải tìm hiểu xem tại sao chiến lược "tấn công quyến rũ” không đem lại kết quả, còn khiến các nước láng giềng ngả về Mỹ nhằm tìm kiếm sự tái cân bằng.
Bình luận 0

img

Tàu hậu cần Trung Quốc xuất hiện gần Bãi cạn James ở Biển Đông

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng trấn an cộng đồng quốc tế về sự trỗi dậy hòa bình của Bắc Kinh, trong việc duy trì trật tự thế giới hiện tại.

Trong sáng kiến ngoại giao láng giềng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận ra việc xây dựng một khu vực thân thiện là chìa khóa để thực hiện giấc mơ Trung Hoa.

Các nhà hoạch định chính sách cũng đưa ra chiến lược “tấn công quyến rũ” như thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển mới và sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, nhằm giúp thúc đẩy hội nhập với Trung Quốc là trung tâm.

Tuy nhiên, quan hệ giữa Bắc Kinh và các quốc gia lớn khác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và các thành viên ASEAN đã phải đối mặt với nhiều thất bại, bất chấp sự gia tăng trong liên kết thương mại.

Căng thẳng Trung-Nhật trên biển Hoa Đông có nguy ngơ kéo cựu thù trong Thế Chiến II rơi vào vòng xoáy xung đột mới. Quyết định triển khai Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) của Hàn Quốc nhằm chống lại chương trình hạt nhân Triêu Tiên đã phá hủy những nỗ lực trong quan hệ Seoul và Bắc Kinh.

Sự ngờ vực ngày càng lớn mạnh, chuyển sang một mức độ mới giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN sau phán quyết của Tòa Trọng Tài thường trực hồi tháng 7, bác bỏ mọi tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Có thể nói, căng thẳng gia tăng trên Biển Đông và biển Hoa Đông đã khiến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và 8 quốc gia láng giềng trên biển rơi vào bế tắc. Mối quan hệ với 14 quốc gia chia sẻ vùng biên giới trên đất liền cũng không ổn định.

img

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc đã gây lo ngại trong khu vực. Sự cạnh với Mỹ, siêu cường duy nhất trên thế giới càng làm phức tạp thêm tình hình địa chính trị.

Với những căng thẳng như vậy, thách thức mà Trung Quốc tạo ra ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia. Một số nước chịu ảnh hưởng ít hơn như Lào và Campuchia cũng kêu gọi Washington can thiệp sâu rộng hơn trong vấn đề khu vực.

Tác giả Cary Huang nhận định, các nhà hoạch định chính sách ngoại giao Trung Quốc không thể đơn giản chỉ đổ hết lỗi vào bất kỳ quốc gia nào đó. Thay vào đó, họ nên tiến hành các nghiên cứu nghiêm túc, để tìm hiểu xem chính sách ngoại giao Trung Quốc đang sai lầm ở đâu. Tại sao chính sách như vậy lại tác động tiêu cực đến nhiều quốc gia láng giềng, dù Bắc Kinh đã cố gắng đầu tư mạnh mẽ để cải thiện quan hệ.

Một vấn đề khác là tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đó như Chu Ân Lai lại lại có khả năng phát triển, quản lý các mối quan hệ hài hòa với hầu hết các quốc gia láng giềng, sau đó là chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, trong khi nhiều tranh chấp vẫn tồn tại đến ngày nay.

Theo logic, các nhà lãnh đạo hiện tại nên đạt được những thành công lớn hơn người tiền nhiệm, bởi họ có nguồn lực mạnh mẽ hơn. Trung Quốc còn hứng chịu những thất bại về mặt ngoại giao nếu như không thể thành công trong việc làm sáng tỏ vấn đề xua tan mối nghi ngại và ngờ vực giữa các nước láng giềng.

Bắc Kinh sẽ khó có thể theo đuổi giấc mơ Trung Hoa nếu không giải quyết bất ổn và tạo ra môi trường được khu vực chào đón nhiều hơn, tác giả Cary Huang kết luận.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem