Từng định dùng bom hạt nhân hạ gục Triều Tiên nhưng vì sao Mỹ "chùn tay"?

Mai Đại Chủ nhật, ngày 27/08/2017 19:24 PM (GMT+7)
Trong chiến tranh Triều Tiên, dù rất muốn và đã lên kế hoạch, thế nhưng Mỹ đã bỏ qua biện pháp có thể lập tức hạ gục đối thủ của mình.
Bình luận 0

Vào năm 1950, dù có trang bị cũng như phương thức tác chiến kém hơn, thế nhưng, với quân số áp đảo của mình, Thiện nguyện quân vẫn bức lui được lực lượng Mỹ trên bán đảo Triều Tiên. Trong lúc rút lui trước sự tiến công của Trung Quốc ở dọc sông Áp Lục, tướng Douglas MacArthur đã yêu cầu không quân can thiệp, chặn đứng kẻ địch. Thậm chí, việc sử dụng vũ khí hạt nhân – lợi thế siêu việt của Mỹ vào thời điểm đó cũng đã được cân nhắc.

img

Chí Nguyện Quân vượt sông Áp Lục trong chiến tranh Triều Tiên

Trong chiến tranh Triều Tiên, Liên Xô được cho là quốc gia đứng sau hậu thuẫn cho Bình Nhưỡng và Bắc Kinh. Sau Thế chiến thứ 2, lực lượng Hồng quân ở Đông Âu – khổng lồ và thiện chiến với trang bị tốt – có khả năng tiến về phía Tây, hỗ trợ Triều Tiên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, Liên Xô lại không thể so bì với kho vũ khí hạt nhân cũng như phi đội ném bom chiến lược hùng hậu của Mỹ.

Với lợi thế hoàn toàn áp đảo như vậy, vậy tại sao Mỹ lại không dùng "quả đấm thép" của mình? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một quả bom hạt nhân phát nổ trên bán đảo Triều Tiên?

Bối cảnh chiến tranh Triều Tiên

Chỉ trong năm 1950, thế giới chứng kiến 3 sự kiện mang tính bước ngoặt trong chiến tranh Triều Tiên. Đầu tiên là cuộc tiến công toàn diện dọc theo vĩ tuyến 38 vào tháng 6.1950. Việc này nhanh chóng đẩy căng thẳng đã tích tụ trong nhiều năm leo thang. Tiếp đó là việc lực lượng Mỹ và đồng miinh đổ bộ lên Inchon vào 3 tháng sau đó nhằm đảo ngược tình thế, đẩy Triều Tiên vào thế phòng ngự. Cuối cùng là sự can thiệp của Trung Quốc vào cuối tháng 10.1950, ngăn chặn thế tiến công của quân Đồng minh, đẩy lực lượng Liên Hợp Quốc lùi về sau vĩ tuyến 38.

img

Lực lượng Bộ binh Mỹ thuộc Trung Đoàn bộ binh 31 chuẩn bị đổ bộ xuống cảng Incheon vào ngày 18.9.1950

Trong bối cảnh ấy, tướng MacArthur đã kêu gọi Quốc hội Mỹ cho phép tấn công Trung Quốc. Nhiều nghị sĩ và tướng lĩnh quân đội Mỹ lên tiếng yêu cầu sử dụng bom nguyên tử để dạy Bắc Kinh 1 bài học. Vào thời điểm chiến tranh Triều Tiên, Moscow đã đạt được những bước tiến đáng kể với chương trình bom hạt nhân của riêng mình. Tuy nhiên, Washington vẫn là “chiếu trên” về vũ khí nguyên tử cũng như lực lượng máy bay để triển khai loại vũ khí này.

Chiến thuật hay chiến lược?

Năm 1950, nền quốc phòng Mỹ vẫn chưa thiết lập được kế hoạch phát triển, nghiên cứu và phương án di chuyển để phân loại vũ khí hạt nhân theo chủng loại và mục đích sử dụng. Thậm chí, vũ khí hạt nhân còn chưa được đưa vào một kế hoạch chiến tranh tổng thể nào. Do đó, Washington khi ấy đã phải đối mặt với câu hỏi mang tính quyết định: Hạt nhân là vũ khí “chiến thuật” hay “chiến lược”?

img

Lần lượt: Bom nguyên tử Little Boy và Fatman

Nếu sử dụng hạt nhân như một vũ khí “chiến lược”, nước Mỹ sẽ nhắm tới các khu vực hậu phương của Trung Quốc, bao gồm cơ sở công nghiệp, mục tiêu chính trị để đánh gục Bắc Kinh, hoặc chí ít là loại nước này ra khỏi vòng chiến. Chính bản thân nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông cũng đã lường trước viễn cảnh này khi quyết định can thiệp vào cuộc chiến. Tuy nhiên, do tính thô sơ của vũ khí hạt nhân thế hệ đầu, Washington sẽ cần rất nhiều đầu đạn để tấn công 1 khu vực đông dân số  và các cơ sở công nghiệp phân tán của đối thủ.

img

Tướng MacArthur từng lên kế hoạch ném từ 30-50 bom hạt nhân chiến thuật dọc biên giới Triều Tiên nhằm tạo nên 1 bức tường phóng xạ, cắt đứt nguồn cung hậu cần cho quân đội Triều Tiên từ bên kia biên giới. 

Ngoài ra, việc tấn công chiến lược bằng vũ khí hạt nhân nhằm vào Trung Quốc sẽ vấp phải sự chỉ trích từ chính bên trong quân đội. Những người này cho rằng, lãng phí các đầu đạn để tấn công Trung Quốc đồng nghĩa với việc “thả rông” ngành công nghiệp của Liên Xô phát triển. Với tiềm lực gần như vô tận, Moscow có thể thoải mái hỗ trợ cho các nước đồng minh trên thế giới của mình. Hơn nữa, nếu huy động phi đội ném bom chiến lược B-36 “Peacemaker” đến Trung Quốc, nó có thể làm lộ ý độ của Washington. Nhiều người cho rằng, Liên Xô có thể lợi dụng chiến tranh Triều Tiên để bắn hạ những chiếc B-36 vốn có khả năng phòng thủ kém. Thiếu đi những “tử thần” của mình, Mỹ sẽ khó có thể mở 1 cuộc tấn công trực tiếp vào đối thủ lúc cần thiết.

img

Máy bay ném bom chiến lược B-36 Peacemaker

Không chỉ mặt chiến lược, bom hạt nhân cũng khó có thể đảm nhận nhiệm vụ của vũ chí chiến thuật. Đầu tiên, lãng phí đầu đạn và máy bay ném bom cho những mục tiêu cận “chiến thuật” của Trung Quốc là bước đi không hề khôn ngoan.

Vào thời điểm chiến tranh Triều Tiên, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đúng là lớn nhất thế giới, thế nhưng vẫn là chưa đủ để có thể dùng một cách bừa bãi. Ngoài ra, quân đội cũng có quá ít về tác động chiến thuật và chiến dịch thật sự của loại vũ khí này trên chiến trường. Một điều chắc chắn có thể khẳng định rằng bom hạt nhân sẽ đè bẹp các trung tâm chỉ huy, hậu cần và vùng tập trung quân của Trung Quốc và Triều Tiên. Khi kiểm soát không phận trên bán đảo Triều Tiên 1 cách tuyệt đối, lực lượng đối lập sẽ luôn nằm trong tầm nhắm của không quân. Tuy nhiên, cái giá phải trả sẽ là quá lớn: Chính phủ Hàn Quốc do Mỹ lập nên sẽ vĩnh viễn mất đi tính chính danh của mình trên trường quốc tế ngay sau giây phút bom hạt nhân được sử dụng.

Liên Xô: Nhân tố đe dọa mạnh mẽ

Sức mạnh Hồng quân Liên Xô

Một trong những lí do khác được các nhà nghiên cứu chỉ ra là tình thế chiến tranh vào thời điểm đó. Quân đội Mỹ lo sợ rằng, sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ đẩy căng thẳng trong cuộc chiến lên tột độ và không thể kiểm soát. Bất chấp sự thiếu kỷ luật và trang bị thô sơ, Trung Quốc vẫn có thể huy động lục quân và không quân để gây thiệt hại đáng kể cho nước Mỹ. Thế nhưng điều đáng ngại nhất là sự vào cuộc của Liên Xô. Theo các tướng lĩnh Mỹ, Liên Xô có thể dấn sâu hơn vào cuộc chiến – thông qua việc trợ giúp vũ khí và khí tài cho Bắc Kinh và Bình Nhưỡng hoặc trực tiếp đổ quân vào chiến trường. Nếu trực tiếp đối đầu, Hồng quân có đủ sức mạnh để quét sạch lực lượng Mỹ ra khỏi khu vực Đông Á, và có thể là cắt đường rút lui khỏi Triều Tiên của Washington.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem