Xung đột Iran và Ả Rập Saudi: Trump thua đau, Putin thắng lớn

Minh Nhật Thứ ba, ngày 01/10/2019 20:30 PM (GMT+7)
Iran và Ả Rập Saudi đang trên bờ vực chiến tranh sau vụ tấn công nhà máy lọc dầu. Tuy nhiên, nếu tình hình leo thang, Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể hứng chịu vố đau trong khi Vladimir Putin có khả năng là người thắng lớn, theo báo Anh Express.
Bình luận 0

img

Các cuộc tấn công vào 2 cơ sở dầu mỏ lớn của Ả Rập Saudi hồi đầu tháng này mà Mỹ và Riyadh cáo buộc Iran đứng đằng sau đã khiến sản lượng dầu mỏ của nước này giảm một nửa và khiến giá dầu tăng vọt trước khi từ từ ổn định trở lại. 

Theo báo Anh Express, đó cũng là lời cảnh báo cho Mỹ về những gì có thể xảy ra nếu xung đột quân sự giữa Tehran và Riyadh bùng nổ.

Trong khi đó, bên hưởng lợi từ căng thẳng Trung Đông là Nga vì xuất khẩu dầu mỏ là một phần rất quan trọng trong nền kinh tế nước này. Moscow sản xuất 12% lượng dầu mỏ của thế giới, do đó, khi giá dầu dao động vì cuộc tấn công vào 2 cơ sở dầu mỏ lớn của Saudi chính quyền của Putin được cho là đã gặt hái được những lợi ích đáng kể.

Trong một cuộc phỏng vấn trong tuần này với CBS News, Thái tử của Ả Rập Saudi đã cảnh báo rằng giá dầu có thể tăng vọt lên "mức cao không tưởng" nếu thế giới không hành động để ngăn chặn Iran.

Về phần mình, giới lãnh đạo Iran nhiều lần đe dọa trả đũa quân sự nếu Riyadh và Washington hành động chống lại Tehran.

Nếu tình hình tiếp tục leo thang dẫn đến xung đột quân sự nổ ra giữa Iran và Ả Rập Saudi, Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể bị dồn vào chân tường không chỉ ở Trung Đông, mà còn trên các lĩnh vực quan trọng khác nhau trên khắp thế giới.

Xung đột giữa Iran và Ả Rập Saudi có thể sẽ dẫn đến nhiều vụ tấn công vào các cơ sở sản xuất dầu mỏ của Saudi hơn và có khả năng khiến Mỹ thiếu nhiên liệu. 11% tổng lượng dầu nhập khẩu của Mỹ là từ Ả Rập Saudi.

Cuộc xung đột cũng sẽ làm mất mọi quyền lực thương lượng mà Washington có với Moscow ở Syria và Venezuela - nơi Mỹ có thể sẽ phải thương lượng để mua dầu bù đắp cho sự thiếu hụt do Ả Rập Saudi không còn khả năng cung cấp.

Venezuela hiện chỉ cung cấp 6,5% dầu thô cho Mỹ, nhưng với trữ lượng khổng lồ, Caracas được cho sẽ tiếp quản nguồn cung từ Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, Mỹ đã tăng các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela - một chiến thuật đã thất bại trong việc lật đổ chính quyền Tổng thống Maduro và đẩy căng thẳng giữa 2 nước leo thang nghiêm trọng.

Mặc dù vậy, hiện tại, nguy cơ xung đột đã giảm và điều này sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, nếu ông Trump không thể kiềm chế đồng minh ruột Ả Rập Saudi, thì hành động "ăn miếng trả miếng" có thể leo thang thành xung đột gây tổn hại hơn nhiều.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem