Đưa nội dung biển đảo vào sách giáo khoa

Thứ tư, ngày 30/11/2011 14:05 PM (GMT+7)
Ngày 29.11, tại hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo và phân giới, cắm mốc năm 2011 do Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức, nhiều ý kiến đề nghị cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân trong và ngoài nước có nhận thức sâu sắc và đầy đủ về chủ quyền biển đảo, từ đó có sự đồng thuận góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Bình luận 0

Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật (phó chính ủy Quân chủng Hải quân) nói: tình hình liên quan biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường... Do vậy, để công tác tuyên truyền biển, đảo đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm, trước hết cần phải làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và tư duy của các cấp các ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo.

Trong đó, chú ý khai thác, tuyên truyền những vấn đề có tính pháp lý để khẳng định chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa của Việt Nam trên biển Đông, nhất là cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... Bên cạnh đó, biên soạn nội dung về biển, đảo Việt Nam vào sách giáo khoa làm tài liệu học tập chính khóa trong các bậc học để tuyên tuyền rộng rãi trong học sinh, sinh viên.

Đề cập nhiệm vụ của thông tin đối ngoại, ông Lê Văn Nghiêm (cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại Bộ Thông tin - truyền thông) cho rằng: “Cần đẩy mạnh công bố bằng chứng, lập luận, công trình nghiên cứu khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách có hệ thống, khoa học và bằng nhiều thứ tiếng, nhất là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Thông tin trên nhiều kênh, đặc biệt coi trọng thông tin trên mạng Internet”.

Theo Tuổi trẻ
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem