Thương mại điện tử Campuchia: Phát triển thần tốc, doanh thu ấn tượng

Huỳnh Dũng Thứ ba, ngày 07/09/2021 15:25 PM (GMT+7)
Các công ty và cá nhân tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử ở Campuchia hiện phải xin giấy phép, cùng các giấy phép khác có liên quan, bằng không sẽ phải bị phạt tiền nếu không tuân thủ đúng các quy định.
Bình luận 0

Vào ngày 12 tháng 5 năm 2021, Bộ Thương mại, Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia đã cùng phát hành bộ chỉ thị thương mại Prakas 315 và Prakas 316, mô tả các khoản phí và hình phạt liên quan đến giấy phép thương mại điện tử. Chỉ thị Prakas 315 và Prakas 316 đều có hiệu lực từ ngày 26 tháng 5 năm 2021.

Hai bộ chỉ thị này hình thành trên cơ sở nội dung của Luật Thương mại điện tử quốc gia hoàn chỉnh ban bố vào ngày 2 tháng 11 năm 2019. Đồng thời, các lệnh và quy định này là một phần của khuôn khổ mới trong chính sách quản lý thương mại điện tử ở Campuchia, mà nhà cung cấp dữ liệu Statista dự kiến doanh thu trên thị trường Thương mại điện tử ở Campuchia dự kiến đạt 222 triệu USD vào năm 2021, Doanh thu dự kiến ngành cũng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2021-2025) là 9,0%.

Doanh thu trên thị trường Thương mại điện tử Campuchia dự kiến đạt 222 triệu USD vào năm 2021. Ảnh: @B2b-cambodia.

Doanh thu trên thị trường Thương mại điện tử Campuchia dự kiến đạt 222 triệu USD vào năm 2021. Ảnh: @B2b-cambodia.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thương mại điện tử và các giao dịch điện tử khác ở Campuchia phải tuân thủ các yêu cầu mới để tránh bị phạt, và tận dụng các quy định mới này ngay từ đầu để có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi nhanh chóng khi hoạt động kinh doanh ở nước sở tại.

Ai cần xin giấy phép thương mại điện tử?

Các bộ Luật Thương mại điện tử có tính áp dụng và hiệu lực được điều chỉnh tùy vào các hình thức kinh doanh thương mại xuyên biên giới hay trong nước. Tuy nhiên, nhìn chung luật này vượt ra ngoài tiêu chuẩn thương mại điện tử bán lẻ, vì nó cũng áp dụng cho tất cả các giao dịch thương mại và giao dịch dân sự được thực hiện bằng phương thức điện tử.

Ngoài các yêu cầu được nêu trong Luật Thương mại điện tử, các nhà chức trách Campuchia đã công bố thêm chi tiết về giấy phép trong Tiểu Nghị định 134 ban hành vào ngày 27 tháng 8 năm 2020, và chỉ thị Prakas 290 phát hành vào ngày 9 tháng 10 năm 2020.

Trong số các điều khoản khác, Luật Thương mại điện tử và các quy định liên quan yêu cầu các cá nhân, công ty sở hữu riêng, hoặc cơ quan đại diện pháp lý, văn phòng chi nhánh của các công ty nước ngoài hoạt động thương mại điện tử tại Campuchia phải có giấy phép, và giấy tờ kinh doanh thương mại liên quan. Điều này bao gồm cả hình thức các tổ chức có trụ sở tại Campuchia chỉ sử dụng thương mại điện tử để bán hàng ở nước ngoài, cũng như các tổ chức ở nước ngoài bán hàng cho Campuchia.

Lệ phí cho việc cấp giấy phép thương mại điện tử như thế nào?

Các khoản phí để có được giấy phép thương mại điện tử tùy thuộc vào việc người nộp đơn là cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, công ty trong nước, hay đại diện pháp lý, văn phòng chi nhánh đại diện của một công ty nước ngoài như được mô tả trong chỉ thị Prakas 315.

Ngành Thương mại điện tử ở Campuchia được thiết lập để phát triển nhanh chóng. Ảnh: @Ảnh: @B2b-cambodia.

Ngành Thương mại điện tử ở Campuchia được thiết lập để phát triển nhanh chóng. Ảnh: @Ảnh: @B2b-cambodia.

Các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ phải trả 200.000 riel (50 đô la Mỹ) cho giấy phép thương mại điện tử, công ty trong nước phải trả 400.000 riel (100 đô la Mỹ) cho một giấy phép, và đại diện pháp lý, văn phòng chi nhánh đại diện của một công ty nước ngoài phải trả 1.000.000 riel (245 đô la Mỹ) cho giấy phép. Giấy phép cho cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ và chủ sở công ty trong nước có hiệu lực trong hai năm, trong khi giấy phép cho đại diện pháp lý, văn phòng chi nhánh đại diện của một công ty nước ngoài có hiệu lực trong ba năm.

Các tổ chức, cơ sở kinh doanh, công ty thực hiện các hoạt động thương mại điện tử mà không xin được giấy phép hoặc không có đầy đủ các giấy phép có liên quan sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 10.000.000 riel (2.450 đô la Mỹ).

Bên cạnh các khoản tiền phạt liên quan đến đăng ký thương mại điện tử, chỉ thị Prakas 316 liệt kê các khoản phạt cho các vi phạm kinh doanh và thương mại khác, chẳng hạn như đăng ký lại tên nhãn hiệu, thương hiệu và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khác.

Xây dựng chiến lược thương mại điện tử ở Campuchia

Chính phủ Campuchia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với sự phát triển của đất nước trong những năm gần đây.

Vào tháng 11 năm 2020, chính phủ Campuchia đã đưa ra Chiến lược Thương mại Điện tử, đó là một tài liệu gồm 10 chương đưa ra chiến lược của đất nước để phát triển, hội nhập và điều tiết ngành. Một yếu tố quan trọng trong tài liệu chiến lược là tích hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Campuchia với chuỗi giá trị thương mại điện tử để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số đất nước.

Chiến lược Thương mại điện tử là một trong số các chính sách và quy định mà chính phủ Campuchia đã ban hành kể từ khi thông qua Luật Thương mại điện tử vào cuối năm 2019. Một thay đổi lớn khác trong Tiểu nghị định 65 đó là thay đổi cách chính quyền Campuchia thực hiện đánh thuế giá trị gia tăng đối với giao dịch thương mại qua điện tử.

Với những thay đổi khác nhau đối với bối cảnh thương mại điện tử của Campuchia, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có điều kiện làm tốt hơn, để không chỉ đảm bảo họ tuân thủ các quy định mới, mà còn tạo ra các chiến lược cập nhật để nắm bắt các cơ hội tăng trưởng mới, do sự phát triển của ngành mang lại ngay nước sở tại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem