Bơm tạp chất vào tôm có thể bị xử lý hình sự

Anh Thơ Thứ năm, ngày 18/07/2019 10:40 AM (GMT+7)
Mặc dù tình trạng bơm tạp chất vào tôm không còn công khai như trước nhưng lực lượng chức năng các địa phương vẫn phát hiện những cơ sở nhỏ lẻ lén lút thực hiện hành vi này để trục lợi.
Bình luận 0

Đơn cử như ngày 30/3/2019, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP.Hà Nội phối hợp với Thanh tra Sở NNPTNT bất ngờ kiểm tra cơ sở kinh thủy sản Thanh Ngát (huyện Sóc Sơn), phát hiện các đối tượng đang bơm tạp chất vào tôm để mang đi tiêu thụ.

Ngày 21/4, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở chế biến của bà Phùng Thị Quyên, ngụ ấp 3, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu có gần 30kg tôm sú đã được bơm tạp chất...

Theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (có hiệu lực từ ngày 20/10/2018), mức xử phạt đã cao gấp 10 lần so với Nghị định xử phạt cũ đối với hành vi tiêm tạp chất vào thủy hải sản.

img

Hành vi bơm tạp chất vào tôm có thể bị xử lý hình sự. (ảnh: Tư liệu)

Cụ thể, phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sử dụng thủy sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Phạt tiền từ 50.000.000 - 70.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản; sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào hoặc thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, bảo quản thủy sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Phạt tiền từ 80.000.000 - 100.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy sản có chất bảo quản là chất, hóa chất cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Nghị định 115 cũng quy định, ngoài phạt tiền còn có các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 4 tháng đến 6 tháng; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 1 tháng đến 3 tháng; tịch thu tang vật. Đồng thời buộc cá nhân, cơ sở vi phạm khắc phục hậu quả...

Hành vi bơm tạp chất cấm vào tôm cũng là hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Cụ thể Điều 317 Bộ luật Hình sự quy định Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 - 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm:

Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem