Dạy nghề cho lao động thất nghiệp ở nông thôn: Vướng đủ đường!

Nguyệt Tạ Chủ nhật, ngày 03/12/2017 18:53 PM (GMT+7)
Theo dự báo, sẽ có nhiều hơn lao động thất nghiệp, hoặc tự nghỉ việc ở các khu công nghiệp, vì vậy việc dạy nghề cho đối tượng này được xem là giải pháp để tạo việc làm bền vững, nhằm nâng cao chất lượng sống cho lao động, đặc biệt là lao động ở nông thôn.
Bình luận 0

Không tiếp cận được với lớp học nghề

Chị Nguyễn Thị Toán, 38 tuổi (xã Hoằng Đồng, Hoằng Hoá, Thanh Hoá) vừa nghỉ việc ở Công ty may Hong Fu Hoằng Long (Thanh Hoá) được 3 tháng. Hiện tại chị đang nghỉ ở nhà chờ hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và tìm việc làm mới. Thời gian này, chị có lên trung tâm giới thiệu việc làm để đăng ký hưởng BHTN, nhưng chưa nghe giới thiệu về các lớp học nghề.

img

Lao động thất nghiệp ở nông thôn mong muốn được học nghề tạo việc làm. (Ảnh minh họa). Ảnh: Minh Nguyệt

Theo dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ LĐTBXH đang trình lấy ý kiến có năng lực.

Ông Đào Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Giáo  dục nghề nghiệp)

“Mình cũng đang tìm hiểu, định đi học nghề làm tóc về nhà mở quán tự làm, thế nhưng ở đây không thấy có trường lớp nào dạy bài bản có cấp bằng cả” – chị Toán nói.

Rõ ràng, những lao động thất nghiệp như chị Toán rất mong muốn có nhu cầu được học nghề, nhưng không phải ai cũng tiếp cận được. Ngoài những khó khăn về việc tiếp cận thông tin thì việc các chương trình dạy nghề chưa hấp dẫn thì tình trạng mức hỗ trợ học nghề thấp cũng khiến nhiều đối tượng không muốn theo học.

Về vấn đề này, ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng, các đơn vị có liên quan như ngành lao động, Hội Nông dân, Sở NNPTNT, liên đoàn lao động các tỉnh, các địa phương cần phải có những chính sách hỗ trợ kịp thời với lao động bị thất nghiệp, lao động bị sa thải khỏi khu công nghiệp.

Kinh phí hỗ trợ học nghề quá thấp

Vấn đề này đã được Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) nhìn nhận từ thực tế. Cục này cho biết sau hơn 8 năm thực hiện chính sách BHTN, số người tham gia và số người được thụ hưởng chính sách BHTN ngày càng tăng. Tính đến hết tháng 9.2017, cả nước có hơn 11,2 triệu người tham gia BHTN, bằng 85,6% so với số người tham gia BHXH, trong đó có hơn 3,4 triệu người được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tuy nhiên, chỉ có gần 115.000 người được hỗ trợ học nghề và khoảng 3,7 triệu người được tư vấn, giới thiệu việc làm.

Theo Cục Việc làm, chính sách BHTN vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Đối tượng tham gia BHTN chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có quan hệ lao động; các quy định về điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động khá chặt chẽ, do đó tương đối khó để người sử dụng lao động tiếp cận được với chế độ này.

 Chia sẻ về những khó khăn này, ông Đào Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ LĐTBXH) cho biết hỗ trợ học nghề cho lao động thất nghiệp là chính sách ưu việt, tuy nhiên mức hỗ trợ còn thấp khiến lao động thất nghiệp chưa mặn mà.

Cụ thể, theo Quyết định 77/2014/QĐ-TTg, người lao động tham gia BHTN và có đủ điều kiện được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm thì được hưởng mức hỗ trợ học nghề rất thấp, chỉ là 1 triệu đồng/người/tháng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem