Góp tiếng nói phát triển bền vững nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Hải Đăng Thứ ba, ngày 11/12/2018 06:30 AM (GMT+7)
Từ sáng sớm 10.12, trong không khí náo nức, phấn khởi, các đoàn đại biểu đã về thủ đô Hà Nội để chuẩn bị bước vào những ngày làm việc của Đại hội. Đến từ các địa phương, vùng miền khác khau, nhưng các đại biểu đều có chung một tâm huyết-làm việc hết mình, đóng góp thiết thực vào các chương trình, nội dung của Đại hội vì sự phát triển vững mạnh của giai cấp nông dân Việt Nam (NDVN), Hội NDVN…
Bình luận 0

Cơ hội giao lưu, học hỏi

Vừa đến khách sạn trên phố Kim Liên (nơi đoàn nghỉ trong 3 ngày diễn ra đại hội), anh Bùi Văn Khiêm - Chủ tịch Hội ND huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã làm mọi người bất ngờ khi trên tay cầm nhiều túi khá lỉnh kỉnh. Vừa vào cửa khách sạn, anh Khiêm đã rao: “Ai vải teo sạch Hải Dương không? Ai vải teo sạch Hải Dương nào?”. Lời chào - lời rao quảng bá đặc sản quê hương của anh Khiêm đã tạo cho bầu không khí gặp gỡ “4 miền hội tụ” trở nên sôi nổi, nồng ấm trong giá rét ở thủ đô.

"Lần này ra Thủ đô không mang theo được nhiều đồ, chỉ có chút đặc sản này của nông dân tỉnh nhà để giao lưu với các đại biểu vùng, miền thôi" - vừa nói, anh Khiêm vừa nhanh tay bóc đặc sản trứ danh của địa phương mời mọi người thưởng thức. Nhận được món quà đặc sản, ai cũng vui vẻ thưởng thức ngay, tấm tắc khen ngon.

img

Các đại biểu về dự đại hội giới thiệu đặc sản của hội viên nông dân địa phương sản xuất (chụp sáng10.12).  ảnh Trần Quang

Lần đầu tiên về Hà Nội và được dự "Ngày hội lớn của nông dân", chị Đặng Thị Kim Liên (dân tộc Dao) - Chủ tịch Hội ND huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, tỏ ra rất phấn khởi, tất bật tìm đến các đoàn đại biểu các tỉnh, thành phố bắt tay chào các "đồng nghiệp" của mình. Cũng như anh Khiêm, chị Liên vừa mời mọi người thưởng thức quýt đặc sản của vùng đất Yên Bái vừa kể những câu chuyện về nhà nông, Hội ND.

“Năm nay nhờ thời tiết ủng hộ, cam, quýt ở vùng Lục Yên chúng tôi được mùa. Bà con quê tôi vui lắm. Mình về dự đại hội, bà con cũng phấn chấn, nhiều người động viên bảo cố mang mời đồng nghiệp, nông dân các vùng miền quả quýt đặc sản. Bà con gửi gắm niềm tin vào đại hội, kỳ vọng nhiều ở tiếng nói của đại biểu trong việc giúp nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập…” - chị Liên cho hay.

Chị Liên chia sẻ với phóng viên Báo NTNN rằng, bên cạnh mang tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên, nông dân huyện Lục Yên, về dự đại hội, ngoài việc chuẩn bị kiến thức, thông tin với mong muốn đóng góp với đại hội, chị còn mong muốn gặp gỡ được các "đồng nghiệp" của mình để cùng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển các phong trào thi đua trong nông dân, cách làm công tác nông vận hiệu quả…

Đề ra những giải pháp tốt giúp nông dân

Trao đổi nhanh với phóng viên, các đại biểu đều bày tỏ mong muốn mang tiếng nói của hội viên, nông dân địa 

Trong nhiệm kỳ mới này, chúng tôi rất mong Hội NDVN tiếp tục có nhiều hỗ trợ cho hội viên, đặc biệt là Hội cần nâng mức cấp các nguồn vốn vay ưu đãi cho nông dân từ 25 triệu đồng (hiện tại) lên 50 triệu đồng để bà con, hội viên có đủ vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất”.
Chị Đặng Thị Kim Liên - Chủ tịch Hội ND huyện Lục Yên (Yên Bái)
 

phương đến đại hội; đóng góp ý kiến để các chương trình, hành động của Hội trong nhiệm kỳ mới thiết thực, hiệu quả đối với phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân và xây dựng nông thôn mới.

Ông Hồ Gấm - Trưởng đoàn đại biểu của tỉnh Đăk Nông cho rằng: Trong nhiệm kỳ tới này, Hội cần chủ động, tăng cường công tác tham mưu, đề xuất, xây dựng các chương trình, đề án, dự án giúp nông dân sản xuất, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, nhất là vùng đồng bào DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cá nhân ông sẽ đóng góp ý kiến để góp phần nâng cao chất lượng tư vấn, dịch vụ, dạy nghề, hỗ trợ nông dân của Hội trong nhiệm kỳ tới…

Lãnh đạo Hội ND tỉnh Hải Dương và Hội ND huyện Thanh Hà vẫn rất trăn trở về tình hình phát triển sản xuất và đầu ra cho nhiều sản phẩm đặc sản, nông sản của địa phương.  "Với diện tích vải thiều trên 4.000ha, cùng với khoảng gần 40.000 hội viên, trong thời gian vừa qua, nhờ sự quan tâm, giúp sức của Hội NDVN và các cấp, các ngành, việc canh tác cây vải thiều của tỉnh đang phát triển rất tốt, sản phẩm của bà con làm ra có chất lượng rất cao, đáp ứng các tiêu chuẩn đủ để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện sản phẩm vẫn chưa xuất khẩu được nhiều, chủ yếu vẫn phụ thuộc  thị trường Trung Quốc. Thời gian tới chúng tôi rất mong có sự hỗ trợ từ T.Ư Hội và Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương... giúp địa phương mở rộng thị trường cho vải thiều và các mặt hàng nông sản chủ lực khác…” - ông Bùi Văn Khiêm - Chủ tịch Hội ND huyện Thanh Hà nói.

Ông Đoàn Văn Hai - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho hay: “Cái khó nhất, gay go nhất hiện nay đối với nông dân là thị trường tiêu thụ. Nông sản phát triển ngoài quy hoạch của ngành, địa phương dội chợ, được mùa rớt giá đã đành, đến nông sản nằm trong quy hoạch cũng lao đao, khiến cho có lúc, có nơi lại phải kêu gọi “giải cứu”. Trong nhiệm kỳ mới, Hội NDVN phối hợp với các ngành, địa phương làm sao giúp nông dân định hướng sản xuất theo tín hiệu thị trường…”.

Bên cạnh vấn đề tìm đầu ra cho nông sản nhằm tháo gỡ điệp khúc buồn "được mùa mất giá, được giá mất mùa", các đại biểu về dự đại hội còn cho biết, tâm tư tha thiết của nông dân hiện nay là Hội NDVN có tiếng nói mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn trong vấn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân trước các “vấn nạn” khai thác tài nguyên khoáng sản “chui”; ô nhiễm môi trường; vật tư nông nghiệp kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái... hay vấn đề thu hồi đất nông nghiệp và tình trạng mất dân chủ ở không ít địa phương…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem