Kết nối theo chuỗi để đưa nông sản an toàn tới người dân Thủ đô

Đức Thịnh Thứ năm, ngày 17/05/2018 15:50 PM (GMT+7)
Thông qua hội thảo tăng cường kỹ năng nhận diện sản phẩm an toàn và chuỗi giá trị (do Sở NNPTNT Hà Nội vừa tổ chức), người tiêu dùng có cơ hội tìm hiểu thông tin về địa chỉ các chuỗi bán nông sản an toàn trên địa bàn thành phố. Đây cũng là cơ hội để người sản xuất, nhà phân phối cùng chia sẻ những kỹ năng nhận diện sản phẩm an toàn.
Bình luận 0

Xây dựng 65 chuỗi nông sản an toàn

Năm 2010, trên quy mô hơn 5ha, HTX Hoàng Long (Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội) bắt tay vào xây dựng trang trại chăn nuôi lợn. Sau những khó khăn ban đầu, đến nay, quy mô trang trại được duy trì ổn định khi có khoảng 430 con lợn nái, 4.000 lợn thương phẩm với quy trình nuôi theo chuỗi. Theo đó, HTX đã chủ động được từ khâu con giống, chăm sóc, giết mổ và chế biến khép kín theo chuỗi giá trị với thương hiệu thịt lợn sinh học A - Z, thân thiện với môi trường. “Chuỗi thực phẩm AZ” của HTX Hoàng Long ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

img

Người tiêu dùng tham quan thực tế  “Chuỗi thực phẩm AZ” của HTX Chăn nuôi Hoàng Long, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Ảnh: Thu Hà

Thời gian tới, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị, ban, ngành phát triển các chuỗi liên kết sản xuất theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học. Đặc biệt, phát triển việc ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy suất nguồn gốc đảm bảo an toàn thực phẩm, tập trung tại các HTX, trang trại, siêu thị, chợ đầu mối…

Theo thống kê, đến nay, toàn thành phố có trên 20 chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm chăn nuôi hoàn thiện nhãn hiệu và bộ nhận diện thương hiệu. Đặc biệt, đã có 9 nhãn hiệu được cấp bằng bảo hộ “Nhãn hiệu tập thể”.

Bên cạnh 27 chuỗi có nguồn gốc động vật, toàn thành phố hiện đã xây dựng được 38 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chủ yếu là gạo, chè, rau an toàn, trái cây… Đặc biệt, hoạt động sản xuất rau an toàn theo chuỗi từng bước đã được kiểm soát. Diện tích rau sản xuất an toàn đạt hơn 5.000ha, trong đó có 224ha rau VietGAP và gần 50ha rau hữu cơ. Sản lượng rau an toàn ước đạt 350.000 tấn/năm, chiếm hơn 58% so với tổng sản lượng rau của thành phố.

Kết nối người tiêu dùng với chuỗi sản xuất

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội, mong muốn được sử dụng thực phẩm an toàn đang là nhu cầu bức thiết của người dân.

Sản xuất của Hà Nội chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu thực phẩm, còn lại nhập từ các tỉnh, thành phố. Đáng lo ngại, có 80% thực phẩm trên địa bàn thành phố được tiêu thụ xuất xứ trôi nổi ở chợ truyền thống, chỉ 20% tiêu thụ qua cửa hàng tiện ích, siêu thị. Hiện, mỗi năm Hà Nội mới tự cung ứng được 1.000 tấn thịt lợn, bằng 70% nhu cầu, 700 tấn cá (32%) và 2.500 tấn rau củ… Đây là một thách thức không nhỏ trong việc kiểm soát chất lượng nông sản an toàn.

Theo bà Hằng, đến nay, Chi cục đã thí điểm cấp 10 giấy xác nhận cho 10 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 21 điểm kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố. Bước đầu đã hình thành các điểm bán nông sản an toàn được kiểm soát theo chuỗi, giám sát thường xuyên nhận được phản hồi tốt từ người tiêu dùng.

img

Bà Dương Thị Thu Huệ - Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu Kinoko Thanh Cao (một trong những chuỗi nông sản an toàn) chia sẻ: “Mặc dù sản phẩm nấm kim châm của công ty đã đến được với người tiêu dùng Thủ đô qua các kênh siêu thị, song không ít khách hàng vẫn nhầm lẫn khi lựa chọn mua sản phẩm. Do đó, tổ chức các buổi kết nối, hội thảo là cơ hội để người tiêu dùng nhận biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm nấm kim châm an toàn”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem