Ảnh: Đường sắt trên cao nhìn từ trên cao

Thứ ba, ngày 09/08/2016 14:11 PM (GMT+7)
Dự án đường sắt trên cao đầu tiên của Việt Nam gần như lắp đặt xong những phiến dầm bê tông, tạo thành những đoạn kéo dài ngoằn ngoèo xuyên qua các quận tại Hà Nội.
Bình luận 0

img

Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông (tuyến số 3) do thiếu vốn và gặp nhiều sự cố trong quá trình thi công bị chậm trễ đến nay đã xuất hiện hình hài đáng kể. Trong ảnh là đoạn qua hồ Hoàng Cầu sau khi xuất phát từ điểm đầu Cát Linh xuyên qua phố Hào Nam (quận Đống Đa).

img

Đến nay, dự án đã phần bệ trụ, thân trụ, xà mũ, ngoại trừ ga Cát Linh và ga Vành đai 3, 10 nhà ga khác đã xong kết cấu chính.

img

Từ hồ Hoàng Cầu, tuyến đường sắt chạy dọc theo tuyến phố Yên Lãng về điểm giao cắt với đường Láng.

img

Dự án có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,05 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435 mm và 12 nhà ga trên cao (gồm 2 nhà ga trung chuyển Cát Linh và Đại học Quốc gia); khu Depot rộng 19,6 ha tại Hà Đông.

img

Công trình sẽ được trang bị 13 đoàn tầu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc thiết kế tối đa 80 km/h, vận tốc bình quân khai thác 35 km/h.

img

Tuyến đường vắt qua sông Tô Lịch trên đường Láng...

img

... và vòng qua khu vực Ngã Tư Sở chạy về hướng đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân). Ngay bên cạnh là khu đô thị Royal City hiện đại.

img

Công trình trên đường Nguyễn Trãi đoạn qua trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

img

Tại nút giao 4 tầng Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Trước đó, để thi công các hạng mục tại ngã tư lớn nhất thủ đô này, người dân đã phải chịu nhiều vất vả khi tham gia giao thông vào cả thời gian cao điểm lẫn khung giờ bình thường.

img

Tuyến đường sắt chạy từ Nguyễn Trãi về Trần Phú (quận Hà Đông).

img

Đoạn qua khách sạn Sông Nhuệ.

img

Tại nút giao Phùng Hưng - Thanh Bình và cầu Trắng (Hà Đông).

img

Tiếp tục nối dài về hướng đường Quang Trung.

img

Trên đường Quang Trung (quận Hà Đông), những phiến dầm chạy sâu về phía đường Ba La, kết thúc ở cửa bến xe Yên Nghĩa.

img

Tuyến đường sắt bao gồm 12 ga Cát Linh, ga Đê La Thành, ga Thái Hà, ga Đường Láng, ga Đại học KHTN, ga Vành đai 3, ga Thanh Xuân 3, ga Hà Đông, ga Văn Khê, ga La Khê, ga Ba La và điểm cuối là ga bến xe Yên Nghĩa (ảnh). Tàu sẽ hoạt động từ 5h - 22h hằng ngày, kể cả ngày lễ.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10.2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014, chạy thử toàn tuyến vào năm 2015 và quý I/2016 sẽ vận hành chính thức. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về mặt bằng, điều chỉnh vốn, dự án phải lùi tiến độ.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường vừa đốc thúc các nhà thầu khẩn trương hoàn thành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào cuối năm 2016 và yêu cầu nửa đầu năm 2017 sẽ phải cho lắp đặt thiết bị chạy thử, đến giữa năm 2017 đưa vào khai thác thương mại.

Để thúc đẩy tiến độ dự án theo đúng kế hoạch, các đơn vị thi công được yêu cầu tập trung nguồn lực, tăng ca bù tiến độ tất cả gói thầu.

Thứ trưởng Trường đề nghị trong tháng 8.2016, Tổng thầu EPC triển khai việc thanh toán cho các nhà thầu vụ, bao gồm gói 12 triệu USD và 19 triệu USD, giải ngân cho nhà thầu Việt Nam khoảng 600 tỷ đồng. Ngoài ra, Tổng thầu tiếp tục làm việc với Ngân hàng Eximbank Trung Quốc để đẩy nhanh vay 250 triệu USD còn lại trong gói tín dụng, phục vụ kịp thời cho năm 2017.

Hoàng Hà - Huy Nguyễn (Zing)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem