Chuyện về người tình đồng tính của danh họa nổi tiếng Francis Bacon

Chủ nhật, ngày 17/05/2015 09:00 AM (GMT+7)
Cuộc tình kỳ lạ giữa danh họa người Anh Francis Bacon và tên trộm George Dyer trở thành một trong những cuộc tình say đắm và khác thường nhất trong lịch sử hội họa.
Bình luận 0

George Dyer là nàng thơ truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm hội họa xuất sắc của họa sỹ Francis Bacon. Tuy nhiên, không giống như những nghệ sĩ khác, các nàng thơ là những mỹ nữ xinh đẹp tuyệt trần, có cơ thể khiêu gợi, nóng bỏng, nàng thơ và cũng là người tình của Bacon thực tế là một người đàn ông.

img
George Dyer (trái) và Francis Bacon (phải) trong thời gian đầu gặp gỡ. Dyer là “nàng thơ” truyền nhiều cảm hứng nhất cho vị họa sĩ.

Tình yêu của Bacon được thể hiện trong hàng loạt bức chân dung khắc họa Dyer. Chuyện tình của họ là một câu chuyện khác thường ít ai ngờ đến. Lần giáp mặt đầu tiên, Dyer và Bacon gặp mặt với tư cách là kẻ trộm và chủ nhà.

Đó là cuộc gặp gỡ định mệnh vào năm 1963, kẻ trộm vặt George Dyer lẻn vào ngôi nhà ở khu South Kensington, nằm ở thủ đô London, Anh. Đó là một căn hộ có treo nhiều bức tranh lớn, khắc họa đàn ông hoặc khỏa thân hoặc đang la hét, không gian trong phòng ngổn ngang màu vẽ, bảng pha màu... tên trộm bối rối, không biết thứ nào có giá trị để lấy đi.

Francis Bacon lúc bấy giờ là vị họa sĩ nổi tiếng là một tay ăn chơi “cự phách” ở London với những mối tình đồng tính gây ồn ào bất thình lình xuất hiện ở cửa ra vào, bình tĩnh nói trước vị khách không mời: “Bây giờ, anh có hai lựa chọn: hoặc tôi sẽ gọi cảnh sát hoặc anh sẽ phải ở lại đây với tôi”. George Dyer khi đó kém Francis Bacon 20 tuổi.

img

Bức “Chân dung George Dyer lúc nói chuyện” của họa sĩ người Anh Francis Bacon lấy người tình làm cảm hứng.

Để tránh mặt cảnh sát, George Dyer đã quyết định ở lại với vị họa sĩ. Kể từ đó, mối tình đồng tính của họ kéo dài suốt gần một thập kỷ với rất nhiều sóng gió. Tên trộm vặt trở thành nàng thơ truyền cảm hứng bất tận cho vị họa sĩ vĩ đại của lịch sử mỹ thuật Anh thời kỳ hiện đại tạo ra những tác phẩm để đời.

Từ khi gặp Bacon, Dyer trở về với tâm hồn đầy nhạy cảm vốn có của mình, trở thành một thanh niên tử tế, ngoan hiền. Dyer nhận được tình yêu cùng sự quan tâm lớn từ vị họa sĩ. Từ hình tượng một tên trộm, Dyer trở thành hình tượng bất tử trong lịch sử mỹ thuật nhờ người tình họa sĩ.

Nhưng mối tình đồng tính tưởng đẹp như mơ lại kết thúc bằng bi kịch khi Dyer tự tử. Ban đầu, Dyer cảm thấy rất hạnh phúc, nhưng theo năm tháng, người thanh niên ấy dần cảm thấy khổ sở và bị hành hạ.

img

Hai bức tranh mà Bacon khắc họa người tình

Cái chết của Dyer đã làm tăng sự đau đớn lên đến tột đỉnh cho vị họa sĩ. Đó là khi tâm trạng của Bacon tồi tệ nhất. Trước đó, ông phải chứng kiến việc người bạn John Minton tự sát trong năm 1957, cái chết của người tình lâu năm Peter Lacy hồi năm 1962. Năm năm 1971, tới lượt mẹ ông qua đời. Và cuối cùng George Dyer tự vẫn ngay trước khi Bacon tổ chức cuộc triễn lãm hồi cố tại Grand Palais ở Paris, Pháp.

Sau khi George Dyer qua đời, các tác phẩm của ông ngày càng nhấn mạnh vào thế giới nội tâm cô độc.

Minh Khánh (tổng hợp)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem