Đốt vàng mã Rằm tháng 7, đường phố Hà Nội như lò nung

Hồng Phú Thứ tư, ngày 14/08/2019 15:00 PM (GMT+7)
Nhiều người cảm thấy khó chịu bởi thời tiết nắng nóng cộng với hơi nóng từ việc đốt vàng mã dọc các con phố.
Bình luận 0

img

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, hàng năm, cứ đến Rằm tháng 7 âm lịch, người dân lại sắm sửa mâm đồ lễ cho ngày lễ Xá tội vong nhân hay còn gọi là cúng cô hồn và lễ Vu Lan báo hiếu. Trong dịp này, theo ghi nhận của PV, dọc các con phố trung tâm Hà Nội, đốt nhiều vàng mã nhất là những của hàng kinh doanh.

img

Một hộ gia đình đốt vàng mã ở góc phố gần chợ Đồng Xuân.

img

Người dân cảm thấy khó chịu khi đi qua góc phố này bởi thời tiết nắng nóng cộng với hơi nóng từ việc đốt vàng mã.

img

Theo tín ngưỡng dân gian, dịp Rằm tháng 7, các gia đình thường chuẩn bị nhiều đồ đạc vàng mã, quần áo giấy... để đốt cho những người quá cố, các bậc tiền nhân trong gia đình.

img

img

Theo quan niệm dân gian, nhiều người tin rằng khi đốt vàng mã thì người thân đã khuất của họ sẽ nhận được những vật dụng đó.

img

Chính vì vậy, những ngày này đi đâu cũng bắt gặp hình ảnh người dân đốt vàng mã

img

img

Rằm tháng Bảy là ngày Xá tội vong nhân, cũng là lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ, là dịp để bày tỏ lòng thành với những người đã khuất

img

Tại các chùa, phủ ở Hà Nội, người dân cũng đốt khá nhiều vàng mã sau khi làm lễ xong

img

Tháng 7 Âm lịch - mùa Vu Lan báo hiếu cũng là lúc người dân lại đổ về các nghĩa trang để thăm phần mộ ông bà, tổ tiên và đấng sinh thành để tỏ lòng thành kính.

img

Theo ghi nhận của pv, mặc dù trời nắng nóng nhưng có rất nhiều gia đình mang lễ, hương, hoa tươi, đồ hàng mã như quần áo, giày dép, vàng thỏi, hộp đồ trang sức bằng giấy để cúng gia tiên tại Công viên nghĩa trang tâm linh Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn, Hòa Bình).

img

Theo truyền thống của người Việt, mùa Vu Lan là dịp để những người con thể hiện lòng hiếu thảo, tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ, tổ tiên

img

Ngoài hương, hoa quả tôi còn mua cho ông ấy bộ quần áo mới, mũ bằng giấy để đốt - đây là những đồ dùng quen thuộc khi ông ấy còn sống, bà Nghiêm (Đống Đa, Hà Nội) nói.

img

Cũng theo bà Nghiêm, gia đình còn mua vàng, đồ hiệu cao cấp và Iphone làm bằng giấy mang ra mộ cúng xong đốt với hy vọng chồng bà sẽ nhận được.

img

Có gia đình chỉ đốt đồ đơn giản “gửi” xuống cho người đã khuất. Có người đốt cả “vàng thỏi 9999” để tỏ lòng thành kính.

img

Đại đức Thích Trí Thịnh, trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết: “Lễ Vu lan thể hiện lòng hiếu thảo bằng tình cảm, hành động chứ không phải cứ mâm cao cỗ đầy mới là báo hiếu. Bên cạnh việc bày tỏ tình cảm với tổ tiên ông bà cần đặc biệt chăm sóc những người còn sống như cha mẹ, quan tâm chăm lo các gia đình thương binh liệt sĩ, tri ân bằng hành động cụ thể”.

Hàng trăm người xúc động trong nghi lễ bông hồng cài áo mùa Vu Lan

Tối qua (18/8), hàng trăm người đã đổ về chùa Kim Sơn – Lạc Hồng (Hòa Bình) để tham dự “Đại lễ Vu Lan báo hiếu”,...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem