Gian nan nghề “cầm cân” trên sới chọi trâu

Trần Quang Thứ hai, ngày 16/03/2015 06:00 AM (GMT+7)
“Hơn 11 năm làm trọng tài chọi trâu tại các Lễ và Hội chọi trâu lớn như Hàm Yên (Tuyên Quang), Hải Lựu (Vĩnh Phúc), Đồ Sơn (Hải Phòng)…, tôi thấy Hội chọi trâu ở Phú Sơn (Bắc Ninh) và Phúc Thọ (Hà Nội) có công tác tổ chức quy mô, hiện đại hơn cả, đặc biệt là các khán giả rất thân thiện, đam mê chọi trâu”.
Bình luận 0

Đó là chia sẻ của ông Trương Công Bình ở Hàm Yên (Tuyên Quang), trọng tài điều khiển các trận đấu trong vòng chung kết Lễ hội chọi trâu Báo Nông Thôn Ngày Nay- Phúc Thọ 2015.

img

Trọng tài Trương Công Bình đang chăm chú theo dõi, điều khiển trận đấu giữa cặp trâu.... Ảnh: Trần Quang

 

Nghề lắm vui, buồn

Để các trận đấu giữa các “chiến ngưu” được suôn sẻ, đảm bảo thuận lợi, an toàn, cống hiến phục vụ khán giả thì người trọng tài đóng vai trò rất quan trọng. Ông Bình cho biết: Nếu đơn thuần chỉ quan sát trên sân, nhiều người cứ tưởng làm nghề điều khiển này đơn giản, cứ việc chạy khắp sân vẫy cờ, hò hét là xong, nhưng thực tình lại không như vậy mà nghề này cũng lắm vui, buồn và gian nan không kém gì nghề trọng tại bóng đá và các môn thể thao khác đâu.

Cũng theo ông Bình, thường thì các lễ và hội chọi trâu nói chung luôn có từ 5 đến 7 trọng tài, tùy thuộc vào địa hình, cũng như quy mô tổ chức. Riêng đối với Lễ hội choi trâu diễn ra tại Phúc Thọ, (Hà Nội) lần này có 6 trọng tài, gồm 1 trọng tài điều khiển trận đấu, 4 trọng tài phụ chia làm 2 cặp phục vụ tại 2 cửa ra vào của sới chọi, người trọng tài chính kiêm MC dẫn chương trình Ngô Quang Huấn, bình luận trận đấu đóng vai trò quan trọng hơn cả.

Ông Bình cho biết, với mỗi khu vực, trọng tài lại có nhiệm vụ riêng, ví như trọng tài điều khiển hoạt động chủ yếu trong khắp đấu (trong sân đấu, có rào bảo vệ, nơi các cặp trâu giao đấu với nhau. Còn với hai cặp trọng trọng tài tại hai cổng Đông – Nam, nơi đưa trâu vào bắt đầu trận đấu và đưa trâu ra khi xong trận, họ chủ yếu giám sát cả trâu và chủ trâu trong việc đưa vào, ra theo đúng quy định của Ban tổ chức. Với trọng tài còn lại chỉ đạo chung và bình luận trận đấu.

img

Trọng tài Bình đang hội ý với các trọng tài phụ trước giờ thi đấu. Trần Quang

Ông Hoàng Quy, trọng tài phụ giúp việc giám sát, đưa trâu ra, vào cửa Đông của sới đấu cho biết: Nghề trọng tài cũng lắm gian nan và không ít những thách thức, có khi phải trả bằng cả máu là chuyện bình thường. Bởi khi vào sân, nhiều trâu thấy quần áo trọng tài thì bỏ chọi mà đuổi trọng tài húc, nếu ai không nhanh ý cởi bỏ quần áo thì có khi ảnh hưởng đến tính mạng ngay.

img

Trọng tài phụ, ông Hoàng Quy (55 tuổi) đang kiểm tra các trâu trước giờ thi đấu trận chung kết

Trong số các trọng tài, trọng tài chính bao giờ cũng nặng trách nhiệm và đảm đương công việc nhiều nhất. Ví như, việc nhận lệnh của Ban tổ chức đưa trâu vào, khi đã vào sới quy định, trọng tài sẽ dùng cờ đề ra hiệu cho 2 trâu thi đấu, nếu 2 trâu không thi đấu tích cực, sẽ yêu cầu 2 chủ trâu đốc thục trâu của mình, nếu quá giờ quy định mà trâu lỳ không đấu, thì phải kéo chạc ép đấu.

Cũng theo ông Bình, trong khi thi đấu, người trọng tài giỏi phải là người có tài phán đoán tình huống, cũng như nhận biết các tiểu sảo cũng như các điều bất thường trong khi các cặp trâu thi đấu với nhau.

Ông Bình cho biết: Có trường hợp, trong một trận đấu, một bên có trâu đánh đòn hổ lao luôn áp đảo và có cơ hội giành phần thắng nhiều hơn trâu đối thủ, song, để khắc chế, tránh đòn cho trâu của mình khỏi thua cuộc, chủ trâu yếu thế này khi đưa trâu vào sẽ dùng động tác giả như phẩy tay hay thả trâu muộn, có khi còn lôi ngược mõm trâu ngước lên trên khi trâu đối thủ tấn công, nguy hiểm hơn nữa là chủ trâu này còn chạy ngang qua trước mặt khi trâu hổ lao phi đến trâu của mình.

“Cũng phải nói rằng, tại hôi chọi trâu tại Bắc Ninh và Lễ hội chọi trâu ở Phúc Thọ do tôi điều khiển chưa gặp phải tình huống khó khăn như thế mà phần lớn các chủ trâu đều chấp hành quy định của Ban tổ chức và có sự phối hợp tốt với trọng tài, chỉ có số ít chủ trâu khi ra sân còn chậm trễ, do quá thương trâu nên vuốt ve, động viên lần cuối.”- ông Bình chia sẻ.

Ví như như trường hợp, trong trận chung kết Hội chọi trâu Báo Nông Thôn Ngày Nay – Phú Sơn, Bắc Ninh 2015, có chủ trâu số 14, anh Nguyễn Ngọc Hoan đến từ Hà Nội, có trâu bị thương nặng vùng mặt, song, do bốc thăm phải lá phiếu đấu, khi cho trâu ra sân đấu nhìn trâu mỏi mệt, thương dơi nước mắt, định bỏ cuộc, song, do quy định trọng tài vẫn buộc phải cho thi đấu, dù kết thúc bị thua nhưng vẫn để lắng đọng lại chút tình người nông dân và con vật gắn bó với mình trong lòng khán giả trên sân.

Mong gắn bó nhiều hơn

Chia sẻ về nghề, ông Bình bảo: “Được Ban tổ chức mời về, dù trùng lịch với hội chọi trâu ở quê nhà nhưng tôi vẫn về làm, không hẳn chỉ vì tiền bạc mà ham đâu, mà do tính ham vui, say mê công việc và yêu trâu chọi mới tìm về, mong được cống hiến, phục vụ du khách thập phương vui chơi.”.

Ông Bình cho biết thêm, Lễ hội chọi trâu Báo Nông Thôn Ngày nay- Phúc Thọ mới qua 2 lần tổ chức, song, về quy mô, cũng như công tác tổ chức đều chuyên nghiệp, lần tổ chức sau thành công hơn lần tổ chức trước. Điều này cho thấy sự trưởng thành nhanh chóng của Lễ hội, đặc biệt là việc xây dựng khán đàn, sới đấu, công tác an ninh trật tự và quản lý các chủ trâu đều rất tốt.

“Nhưng cũng phải nói thêm rằng, nếu đánh giá mặt bằng chung về chất lượng trâu chọi tại đây vẫn còn khoảng cách khá xa so với các hội chọi trâu lớn, song, tôi vẫn tin tưởng rằng sang các lần tổ chức sau, chất lượng trâu chọi (trâu có mẫu mã đẹp, đòn đánh hay, hiểm, quyết liệt) sẽ nhiều hơn” – ông Bình chia sẻ thêm.

Ông Bình thông tin thêm, trong những năm tổ chức lễ hội chọi trâu tiếp theo, nếu có cơ hội được Ban tổ chức mời, ông sẽ hứa vẫn sẽ điều khiển, làm hết mình để phục vụ cho du khách.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem