GS Phạm Gia Khải nói về ngoại lệ trong chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư

Lương Kết Thứ sáu, ngày 02/03/2018 14:18 PM (GMT+7)
Theo GS –TS Phạm Gia Khải, Quy định mới của Ban Bí thư về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao đã bổ sung những điểm mới. Trước đó dù chưa có quy định cụ thể nhưng có những trường hợp ngoại lệ.
Bình luận 0

img

GS -TS Phạm Gian Khải (ảnh infonet)

Mới đây Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quy định số 121 về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (viết tắt Quy định 121). Sau khi nghiên cứu những quy định trong văn bản số 121,  GS –TS Phạm Gia Khải nguyên Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư cho biết: Công văn về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao cấp đã có từ khi thành lập Ban. Còn Quy định 121 là văn bản mới, có những nội dung mới được cập nhật với tình hình thực tế.

So với quy định trước đây, Quy định 121 đã nhấn mạnh thêm về "thực phẩm chức năng", và "thầy thuốc đã đến tuổi nghỉ hưu vẫn có thể làm theo hợp đồng để tham gia theo dõi sức khỏe, phục vụ cán bộ cấp cao”.

Đánh giá về hai nội dung mới trong Quy định 121, GS Khải cho biết: Thứ nhất thực phẩm chức năng không phải là thuốc, nhưng có tác dụng bổ trợ cho chức năng  của cơ thể nên cần đến và Quy định 121 để cập nhật. Thứ hai, việc BS đến tuổi nghỉ hưu nhưng cán bộ cao cấp vẫn cần đến, đó là chuyện bình thường, bởi hai bên đã biết rõ về nhau nên thuận lợi cho công việc. Ở vào trường hợp này cơ quan chức năng sẽ ký hợp đồng làm viêc tiếp với BS đó, thời gian tùy, có thể dài, có thể ngắn.

“Trong thực tế, trước đó đã có một số trường hợp như vậy, như trường hợp BS Phúc, phục vụ đồng chí Đỗ Mười (nguyên Tổng Bí thư), BS Thắng, phục vụ đồng chí Phạm Quang Nghị (nguyên Bí thư Thành ủy TP. Hà Nội. Có BS vẫn còn phải kiêm nhiệm vừa phục vụ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về sức khỏe, vừa phụ trách về đào tạo của Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư, như trường hợp BS Cường”, GS Khải cho biết.

Theo Quy định 121, cán bộ cấp cao có bệnh lý cần điều trị, phải tuân thủ các quy định chuyên môn và hướng dẫn của bệnh viện và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ T.Ư. Theo GS Khải, việc này trước đây cũng từng có ngoại lệ như trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh, khi còn là Bí thư Thành ủy TP. Đà Nẵng khi sang Mỹ điều trị bệnh đã chỉ định BS tháp tùng. Vị BS này không nằm trong biên chế của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư. Mọi chi phí về điều trị cũng như đi lại đều do ông Nguyễn Bá Thanh đảm nhiệm.

“Cũng có trường hợp tự túc sang Singapore điều trị suy thận do Đái tháo đường, như một đồng chí nguyên là cán bộ phụ trách T.Ư Hội Nông dân VN”, GS Khải cho biết.

Vẫn theo GS Khải, có trường hợp điều trị trong nước nhưng mời chuyên gia nước ngoài, như trường hợp ông Đỗ Mười cho mời chuyên gia Hàn Quốc về chữa bệnh.

GS –TS Phạm Gia Khải nói thêm, ở các nước như Pháp hay Mỹ cũng có BS được giao nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho những người giữ trọng trách của nhà nước nhưng không thành một ban chuyên biệt như nước ta. Các nguyên thủ của nước ngoài thường có  BS riêng, thời gian phục vụ không có quy đinh cụ thể.

Đối với các bác sĩ tiếp cận, phục vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, ngoài các tiêu chí về chuyên môn, phẩm chất đạo đức còn phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (các bệnh viện đề xuất báo cáo danh sách trình Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương phê duyệt). - Trích Quy định 121

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem