Lao động Trung Quốc ở miền Trung, ĐBSCL: Yên tâm làm việc, sinh sống

Thứ hai, ngày 26/05/2014 06:21 AM (GMT+7)
Lao động và chuyên gia Trung Quốc (gồm cả vùng lãnh thổ Đài Loan) được đối xử tốt và sống, làm việc trong điều kiện an ninh, trật tự được bảo đảm tốt.
Bình luận 0
Đó là ghi nhận của NTNN tại Long An, Đà Nẵng...

Trở lại làm việc bình thường

Long An là tỉnh có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Hàn Quốc, Trung Quốc…) Những ngày qua, tình hình an ninh trật tự tại các khu, cụm công nghiệp thuộc các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức… luôn được đảm bảo ổn định, cuộc sống của các chuyên gia và lao động nước ngoài không bị cản trở. Sáng sớm 23.5, chúng tôi có mặt tại Khu công nghiệp Thuận Đạo, thị trấn Bến Lức (Long An).

Lúc này trước cổng vào, hàng nghìn công nhân ở các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Ching Luh (Đài Loan), Koda Sài Gòn (Singapore)… cùng các chuyên gia, kỹ sư Trung Quốc đã có mặt, đang hối hả chuẩn bị lên ca. Anh Bảy Dũng - công nhân Khu công nghiệp Thuận Đạo cho biết, sau khi trở lại làm việc bình thường, công nhân là người Việt Nam và các chuyên gia, người lao động Trung Quốc vui vẻ, cởi mở hơn, cười nói rộn rã trong phân xưởng.

Cảnh tấp nập ở Khu công nghiệp Thuận Đạo (Long An) từ sáng sớm, khi công nhân chuẩn bị vào ca.
Cảnh tấp nập ở Khu công nghiệp Thuận Đạo (Long An) từ sáng sớm, khi công nhân chuẩn bị vào ca.

Bà Tạ Nguyệt Như - Tổng Giám đốc Công ty Ching Luh Việt Nam (vốn 100% Đài Loan), ở Khu công nghiệp Thuận Đạo cho biết: Công ty hiện có trên 23.000 công nhân sản xuất giày. Từ ngày 13.5 đến nay, dù có những biến động nhưng công ty sớm ổn định và hiện đã đi vào sản xuất bình thường.

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An ngày 25.5 cũng khẳng định, 64/206 doanh nghiệp có vốn Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong tạm nghỉ trong thời gian vừa qua nay đã trở lại hoạt động bình thường, trên 700 chuyên gia người Trung Quốc, Đài Loan đã quay lại làm việc.

Khách vắng hơn, nhưng sẽ quay lại...

Theo ông Nguyễn Anh Ánh - Trưởng phòng Việc làm, an toàn lao động (Sở LĐTBXH TP.Đà Nẵng), hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 40 đơn vị sử dụng lao động là người Trung Quốc. Nhìn chung vấn đề lao động Trung Quốc trên địa bàn Đà Nẵng từ trước đến nay không có gì nổi cộm.

Đó là khẳng định của chủ các quán hàng dọc các tuyến đường ven biển Hoàng Sa, Trường Sa, Võ Nguyên Giáp… của TP.Đà Nẵng. Trước kia, khu vực này rất đông khách hàng là người Trung Quốc, nay ít thấy họ xuất hiện. Người dân ở đây cho rằng, có lẽ sau những ồn ào xảy ra ở một số tỉnh, thành, người Trung Quốc có phần e dè hơn.

Ông Lê Tấn Nghĩa - Chủ tịch UBND phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn – nơi tập trung đông các nhà hàng, khách sạn phục vụ người Trung Quốc cho biết, hiện có gần 400 người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại phường. Trước đây đến gần 2.000 người, chủ yếu họ làm các nghề đầu bếp, phục vụ, quản lý… nhà hàng, khách sạn. Trong đó có hơn 300 người hiện làm việc và ở luôn tại khu nghỉ mát nổi tiếng Crown Plaza, còn lại thuê nhà.

Còn tại Khu công nghiệp Hoà Khánh (quận Liên Chiểu), theo ghi nhận của phóng viên, những ngày này mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài diễn ra bình thường. Tại Công ty cổ phần Keyhinge Toys Việt Nam (100% vốn Hongkong), hơn 4.300 công nhân vẫn miệt mài làm việc. Ông Cheng Wing Dor - một trong những nhà đầu tư Trung Quốc có 18 năm hoạt động tại Khu công nghiệp Hòa Khánh cho biết, đã nhận được sự hỗ trợ đắc lực của các cấp chính quyền thành phố, sự thân thiện của chính quyền và người dân địa phương khiến ông luôn cảm thấy yên tâm.

Xuân Trang - Diệu Thanh (Xuân Trang - Diệu Thanh)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem